Dùng smartphone vài năm rồi nhưng các bạn có biết ý nghĩa những biểu tượng G, E, H+, 3G, LTE?
Chắc chắn đã có lần bạn thắc mắc, đó là gì?
Hiện nay, không ít người coi smartphone là phương tiện chính để truy cập internet và các dịch vụ mạng, thậm chí chức năng này còn được dùng nhiều hơn những cuộc gọi và nhắn tin thông thường.
Cùng với Wifi, sử dụng trực tiếp mạng di đông với các dịch vụ dữ liệu để truy cập Internet mang lại sự cơ động trong làm việc và giải trí. Điều này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thế hệ băng tần di động trong những năm qua. Quá trình phát triền này nhanh tới mức bạn không kịp hiểu rõ về các từng thế hệ, từ 2G, 3G, 4G và tương lai là mạng 5G.
Gắn với từng thế hệ băng tần di động, chúng ta có các biểu tượng khác nhau bên cạnh cột sóng trên smartphone của bạn, liệu bạn đã hiểu hết ý nghĩa của chúng? Các biểu tượng này tương ứng với thế hệ mạng di động nào, tốc độ của chúng ra sao, và tại sao lúc thì máy hiện biểu tượng này, lúc lại hiện biểu tượng khác. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ lý giải cho các bạn những thắc mắc đó.
1. Biểu tượng 2G
Tôi không chắc các bạn từng nhìn thấy biểu tượng mạng này trên điện thoại của mình bao giờ chưa, bởi nó đã xuất hiện từ rất lâu và cũng bị thay thế từ lâu rồi. Lần đầu tiên được sử dụng là từ năm 1991, công nghệ mạng di động này chủ yếu đáp ứng các dịch vụ nhắn tin SMS và tin nhắn đa phương tiện MMS.
Về cơ bản mạng 2G ra đời để thay thế cho công nghệ 1G (Analog), và là công nghệ tín hiếu vô tuyến kỹ thuật số đầu tiên. Việc 2G ra đời phần nào thúc đẩy sự phát triển của một số dịch vụ đa phương tiện kiểu cũ, với dung lượng truyền tải cực thấp. Tốc độ của mạng 2G ở thời điểm đó lên tới 50Kbps, một thành tựu của công nghệ cuối thế kỷ 20.
Dù bị thay thế bởi nhiều công nghệ mạng di động tân tiến, nhưng hiện tại 2G vẫn được ứng dụng ở một số vùng, nơi người ta chỉ cần tới sóng di động để liên lạc đơn thuần.
2. Biểu tượng G
Ra mắt sau 2G, nên G có lẽ được nhiều người biết tới hơn. Thực chất, chữ cái G bên cạnh cột sóng chính là biểu trưng của cụm GPRS (General Packet Radio Service) từng một thời nổi lên ở Việt Nam.
Cơ bản, nó được sử dụng rộng rãi từ năm 2000 và được coi là mạng 2.5G, hay là một sự nâng cấp nhẹ so với mạng 2G trước đó. Đây chính là viên gạch nền móng cho mạng 3G sau này.
Khác với 2G, mạng GPRS có khả năng giúp điện thoại của bạn online liên tục, dù cho tốc độ của nó không cải thiện được là bao. Khả năng truyền dữ liệu tối đa của GPRS chỉ đạt 114Kbps, tôi vẫn thường nhớ về cơn ác mộng của Nokia E63 và mạng GPRS.
Ở thời điểm này, bạn sẽ vẫn phải mất vài chục giây để tải đủ một trang wap, khả năng truyền tải đa phương tiện cũng rất hạn chế, đó là lúc các dịch vụ nhắn tin đơn giản như WhatsApp xuất hiện và lên ngôi.
3. Biểu tượng E
Chữ E nằm cạnh cột sóng được coi là nỗi ác mộng của người dùng di động Việt Nam trong năm 2016 này, bởi nó báo hiệu rằng bạn không thể sử dụng sóng 3G. Nhưng quay trở lại 10 năm trước đây, chữ E hay EDGE (Enchanced Data rates for GSM Evolution). Đó là dịch vụ truyền tải dữ liệu nâng cao từ mạng GSM, được triển khai rộng rãi từ năm 2003 và phát triển nhanh chóng sau đó.
Về tốc độ, mạng EDGE không nhanh hơn GPRS là bao nhiêu, nó vẫn chỉ có thể đáp ứng tốc độ tối đa 217Kbps. Với tốc độ này, giấc mơ về việc xem video trên YouTube hay tải các trang web một cách mượt mà vẫn còn rất xa.
Vấn đề nằm ở chỗ, mạng EDGE hiện nay vẫn còn được sử dụng bởi 604 nhà mạng tại 213 quốc gia. Bởi thế, dù đã ra mắt hơn 10 năm, nhưng thế hệ mạng này vẫn được coi là một trong những công nghệ Internet di động phổ biến nhất. Người ta gọi EDGE là 2,75G.
4. Biểu tượng 3G
Dĩ nhiên, biểu tượng này tương ứng với mạng 3G đã rất quen thuộc với người dùng Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng ít ai biết được rằng, mạng 3G có một tuổi đời dài hơn họ nghĩ, thế hệ mạng di động này ra đời từ năm 2001, được ứng dụng ngay sau đó ở Nauy và Nhật Bản, sau đó là toàn bộ Châu Âu, một vài nước Đông Nam Á đã triển khai 3G từ năm 2002. Tại Mỹ, nhà mạng Verizon lần đầu tiên mang 3G tới với quốc gia này vào tháng 7 năm 2002.
Đây là thế hệ mạng di động thứ 3, và vượt trội hơn hẳn 2G, GPRS cũng như EDGE. Ở thời điểm ra mắt, 3G đạt tốc độ tối đa 384Kbps, đủ để chơi nhạc và các video ở chất lượng trung bình.
Đây được coi là bước ngoặt, giúp công nghệ điện thoại thông minh phát triển mạnh mẽ sau đó.
5. Biểu tượng H
Biểu trưng cho cụm High Speed Packet Access (HSPA), với những tiêu chuẩn tương tự với 3G nhưng mang lại tốc độ truyền tải dữ liệu di động nhanh hơn rất nhiều. Tốc độ tối đa mà công nghệ này đạt tới là 7,2 Mbps, tốc độ này đã tương đương với tốc độ tải của mạng ADSL phổ thông.
Việc HSPA phát triển mạnh giúp người dùng thoải mái trải nghiệm YouTube, Spotify trực tuyến, duyệt Web cực nhanh cũng như nhiều ứng dụng khác. Nó chưa phải là thứ tốt nhất, nhưng đó được coi là bước ngoặt lớn nhất về tốc độ dữ liệu trên di động. Từ khi được ứng dụng rộng rãi năm 2010, tới nay HSPA đã có mặt tại hầu hết các nước phát triển.
6. Biểu tượng H
H rõ ràng là một bản nâng cấp từ chính biểu tượng H phía trên, và nó cũng có biểu trưng cho thế hệ mạng HSPA . Vẫn không có nhiều thay đổi về công nghệ, nhưng tốc độ mà HSPA mang lại thậm chí còn nhanh gấp nhiều lần so với HSPA trước đó.
Với nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau từ R1 đến R10, H có thể đạt tốc độ lên tới 168,8 Mbps, mạnh gấp hàng ngàn lần so với EDGE hay GPRS trước kia. Biểu tượng này cũng là biểu tượng phổ biến nhất bên cạnh cột sóng di động của người dùng di động Việt Nam.
7. Biểu tượng 4G, biểu tượng của tương lai
Chúng ta đang rất mong chờ các nhà mạng chính thức phủ sóng 4G tại Việt Nam. Khi đó, bên cạnh cột sóng của chúng ta sẽ xuất hiện biểu tượng 4G hoặc LTE.
Đây vẫn là một công nghệ mới, và chưa có nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào sử dụng công nghệ nhanh nhất và mới nhất này. Các mạng 4G đầu tiên được thử nghiệm tại Stockholm và Oslo từ năm 2009, Anh phải mất 5 năm sau đó để triển khai mạng 4G trong toàn quốc, và Hoa Kỳ hiện cũng chưa thể phủ sóng 4G tới tất cả các thành phố lớn.
Mạng 4G hiện tại có 2 tiêu chuẩn khác nhau là Long Term Evolution (LTE) khá phổ biến ở Hàn Quốc, tại Mỹ nhà mạng Sprint cũng sử dụng tiêu chuẩn mạng 4G này. Bên cạnh đó, ở Mỹ và các nước Châu Âu, các nhà mạng đang sử dụng hầu hết là WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access). Nhưng tới cuối năm 2017, tất cả sẽ dần chuyển sang sử dụng LTE.
Đối với người dùng bình thường, không có nhiều sự khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn trên. Khiếm khuyết lớn nhất của WiMAX là các nhà mạng mới triển khai 4G sẽ bỏ qua nó và tìm đến LTE, vì thế người ta quyết định chọn LTE là tiêu chuẩn chung. Lý do cho điều trên tới từ việc WiMAX sẽ không hỗ trợ nền tảng cũ là 2G và 3G, vốn có sẵn cơ sở hạ tầng trước đây, trong khi LTE tương thích tốt hơn và cho phép sử dụng song song nhiều thế hệ mạng di động cùng lúc, giúp chuyển vùng dễ dàng hơn. Đặc biệt, LTE-A có tốc độ vượt trội. Tiêu chuẩn di động này còn tiết kiệm năng lượng của các thiết bị di động hơn.
Tốc độ của LTE sẽ sớm đạt tới mốc 1Gbps, tốc độ mà những người từng sử dụng GPRS không thể mơ tới. Dưới đây là bảng so sánh tốc độ mạng của các thế hệ băng tần di động. Qua đây bạn có thể thấy tốc độ mạng di động đã phát triển nhanh như thế nào trong 15 năm qua.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời