Câu hỏi này không hề mới, fan của cả DC và Marvel đã tranh cãi về vấn đề này rất lâu rồi. Nhưng với việc Quicksilver và Flash đang dần tiến lên màn ảnh lớn, chúng tôi sẽ lật lại hồ sơ vụ việc này, trả lời câu hỏi này với một chút toán học.
Flash và Quicksilver, hai nhân vật có vận tốc cực nhanh trong hai vũ trụ của DC Comics và Marvel. Việc so sánh tốc độ của hai bạn trẻ này không phải là điều gì mới mẻ. Nhưng trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng những đoạn clip của Flash từ series truyền hình cùng tên và từ đoạn phô diễn tốc độ của Quicksilverr trong X-Men: Days of Furture Past. Tất nhiên là sẽ kèm theo một chút bằng chứng toán học để các bạn không nghi ngờ tôi dùng súng bắn tốc độ hay ngồi đo bằng mắt thường.
Việc so sánh tốc độ giữa hai chàng trai này không phải là mới.
Đầu tiên sẽ là chàng trai Flash – Barry Allen lên thớt.
Nếu các bạn xem series Flash và Arrow (hay chỉ cần lởn vởn trên internet đủ lâu), thì các bạn hẳn đã biết về clip Flash chạy đua với tên bắn ra của Green Arrow.
Flash chạy đua với mũi tên của Green Arrow
Khi mũi tên bắt đầu bay, vận tốc của nó vào khoảng 1.5 mét/3 khung hình phim (vậy là tương đương với 0.083 giây). Vậy tốc độ của tên là 18m/s. Có vẻ không nhanh lắm (có thể do phim làm chậm thôi), bởi vì vận tốc của tên bắn thường đạt tới 100m/s.
Flash đón đầu và bắt được mũi tên của Green Arrow.
Mất 2.67 giây để mũi tên trúng đích, vậy là khoảng cách bay được của tên là (18 x 2.67) = 48 mét.
Nếu như Flash tới đích trước mũi tên, Flash sẽ chạy cùng quãng đường như vậy (48 mét) nhưng phải chạy trong có 1.29 giây, để có thể đón đầu và bắt đwjc mũi tên như vậy. Vậy là vận tốc của Flash chỉ đạt 37 m/s. Không thực sự ấn tượng lắm. Nhưng cũng có thể, Flash chỉ đang chơi đùa với Green Arrow thôi.
Giờ chúng ta sẽ phân tích trailer của series Flash, nơi mà anh tự xưng là “Người đàn ông nhanh nhất”. Trong trailer, có một cảnh Flash bị cảnh sát bắn tốc độ, với chỉ số trên súng lên tới 314 m/s (1129km/h). Nhưng nếu sử dụng bằng chứng lù lù như vậy thì quá rõ ràng, cảm giác như là dùng phao trong giờ kiểm tra vậy.
Chúng ta hãy tới đoạn Flash chạy quanh thành phố.
Ảnh từ Tracker Video Analysis.
Với việc sử dụng Tracker Video Analysis (một công cụ hỗ trợ phân tích các chuyển động vật lý trong video), tốc độ của Flash đã được hé lộ. Là 316 m/s (tương đương 1137 km/s), thậm chí còn cao hơn vận tốc mà súng bắn tốc độ đã đo được tôi đã nhắc ở trên.
Vậy còn Quicksilver, cậu ta nhanh mức nào?
Cú rượt tên bắn của Flash quả thực rất “ngầu”, nhưng Quicksilver với màn leo tường trong nền nhạc Time In A Bottle của Jim Croce còn “ngầu” hơn nhiều.
Quicksilver chạy trên tường - Cảnh cắt từ phim X-Men: Days of Future Past.
Trong cảnh này, Quicksilver chạy quanh căn bếp của Lầu Năm Góc, quanh cậu là những giọt nước rơi theo chiều vuông góc với trục người của Quicksilver (hiển nhiên rồi, cậu ta đang chạy trên tường mà!) Tôi đã thử áp dụng việc đo tốc độ của các hạt nước rơi (giống như đo tốc độ Flash ở trên) nhưng có vẻ quá khó. Vì vậy, thay vì đo tốc độ rơi của nước, tôi quay sang đo tốc độ viên đạn bắn ra từ súng của lính gác trong đoạn ngay sau đó.
Những khẩu súng này được thiết kế đặc biệt, chúng được làm hoàn toàn bằng nhựa (nếu bạn xem phim rồi thì hẳn biết lý do tại sao lại như vậy). Nhưng tốc độ của đạn vẫn phải đảm bảo có thể gây sát thương, khi mà đây là khu vực giam giữ một tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy, tôi sẽ mặc định rằng đạn của súng sẽ bay với vận tốc 250 m/s (900 km/h), như một viên đạn thường vậy.
Theo như tốc độ đạn trong clip, chỉ số cho thấy rằng vận tốc viên đạn là vào khoảng 0.066 m/s (giây ở đây là giây của clip). So với vận tốc giả định của đạn là 250 m/s như ta vừa nói, thì công thức liên hệ giữa hai vận tốc sẽ là:
0.066m/s1 = 250 m/s => s1 = (0.066/250)*s = [2.64*10^(-4)]*s
Với s1 là giây của video, s là giây tính theo thời gian.
Tiếp theo sẽ là cảnh Quicksilver chạy trên tường. Trong cùng một cảnh phim nên ta hãy giả định rằng vận tốc của cậu và vận tốc của viên đạn bay là như nhau. Quicksilver bước một bước mỗi 0.416 giây, mỗi sải chân của cậu dài tầm 1 mét. Vậy là vận tốc của cậu sẽ là 2.4 m/s (giây của video).
Tính theo giây thời gian thực, ta có công thức:
Vthực = (2.4 m)/( svideo) * (1 svideo)/(2.64 * 10-4 s) = 9091 m/s
Với 9091 m/s tương đương 32727 km/h, đây thực sự là một vận tốc kinh hoàng! Nhưng có thể tính toán này là sai lầm tại các điểm sau:
- Tôi đã căn không đúng sải tay của người bắn khi tính vận tốc đạn. Nếu như sải tay anh ta ngắn hơn 25% so với tôi ước tính, vận tốc của Quicksilver sẽ giảm đi 0.75 lần.
- Có thể tôi tính sải chân của Quicksilver hơi dài với sải chân thực của anh, có lẽ là chi tầm 0.75 mét thôi.
- Vận tốc đạn có thể chỉ đạt 200 m/s (súng nhựa mà), khác so với 250 m/s đã giả định ban đầu. Nhưng không thấp hơn 200 m/s được, thế thì thấp quá! Vậy là giảm đi 200/250=0.8 lần nữa.
Tổng hợp toàn bộ những yếu tố này lại, vận tốc của Quicksilver sẽ giảm khoảng (0.75*0.75*0.8=0.45) lần. Vậy là vận tốc cuối cùng của cậu chàng đến từ Marvel (phiên bản của Fox, tất nhiên rồi) sẽ là 4091/ m/s (14727 km/h).
Người chiến thắng
Dựa vào những video clip ở trên, vận tốc của Flash sẽ là 1137 km/h, và Quicksilver sẽ là 14727 km/h. Vậy là Quicksilver chắc chắn là nhanh hơn rồi, cao hơn tới hơn 10 lần cơ mà!
Nhưng tất cả tính toán của tôi chỉ dựa vào 2 clip ngắn ngủi từ series truyền hình Flash và X-Men: Days of Future Past. Hẳn là phải do Flash không chạy hết tốc lực rồi, anh ta tự xưng là “Người đàn ông nhanh nhất” cơ mà!
Còn bạn, bạn có những bằng chứng nào để so sánh vận tốc giữa hai nhân vật này?
Theo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming