Chỉ cần một chiếc máy tính đơn giản, bác sỹ ở các bệnh viện vùng sâu vùng xa được AI hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh thần tốc, dùng công nghệ 5G của Viettel cùng các bác sỹ tuyến trên chữa bệnh cho bệnh nhân với chi phí thấp.
- Sự kiện Virtualand của Vingroup công bố loạt công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến, hướng tới một "kỷ nguyên không chạm"
- Cách trí tuệ nhân tạo có thể 'tạo nên bạn từ hư không' chỉ với 7 bức hình
- Trí tuệ nhân tạo đang trở thành ‘món khoái khẩu mới’ của các quỹ mạo hiểm: ‘Cơn lốc’ đầu tư đã bắt đầu!
- Nói chuyện với ‘chính mình trong quá khứ’ bằng cách cho trí tuệ nhân tạo xem nhật ký thời thơ ấu
- Trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới bị qua mặt trong môn cờ vây chỉ bằng một 'thủ thuật cỏn con'
“Y tế số của Việt Nam đang phát triển rất nhanh nhưng thách thức lớn nhất là chưa có sự đồng bộ. Nền y tế số Việt Nam trong bước tiếp theo sẽ chuyển từ đào tạo sang tích hợp, tức là mang những giải pháp tốt nhất của thế giới kết hợp với những cái tốt nhất ở Việt Nam và đưa ra dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực đó” – ông Trần Đặng Minh Trí, founder của Annalise.ai nói.
Annalise.ai là đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ chẩn đoán X-quang lồng ngực toàn diện bằng AI đầu tiên trên thế giới với 124 dấu hiệu hình ảnh.
Khi những đơn vị tốt nhất bắt tay với nhau
Sự tích hợp mà ông Trí nói đến được hiện thực hóa bằng việc hợp tác giữa Annalise và Tập đoàn Viettel. Đó là sự kết hợp giữa sản phẩm y tế ứng dụng công nghệ AI tốt nhất thế giới do Tạp chí uy tín TheLancet của Hoa Kỳ bình chọn và Tập đoàn công nghệ - viễn thông lớn nhất Việt Nam.
Annalise là liên doanh giữa Công ty công nghệ Harrison.ai và I-MED (Tập đoàn chẩn đoán hình ảnh lớn nhất nước Úc). Với kho dữ liệu khổng lồ đa sắc tộc, Annalise có thể hỗ trợ chẩn đoán toàn diện 124 dấu hiệu hình ảnh trên X-quang lồng ngực, trong khi tổng tất cả các doanh nghiệp còn lại trên thị trường chỉ chẩn đoán được trên khoảng 30 dấu hiệu.
Nhờ đó, Annalise CXR giúp các bác sỹ hỗ trợ chẩn đoán các bệnh nghề nghiệp như 17 dấu hiệu liên quan đến bệnh bụi phổi, 22 dấu hiệu liên quan đến bệnh lao hay các dấu hiệu liên quan đến viêm phổi, bao gồm Covid và tất cả các bệnh lý có thể chẩn đoán được từ X-quang lồng ngực.
Trong khi đó, Viettel là doanh nghiệp sở hữu hạ tầng viễn thông mạnh nhất, phủ sóng khắp Việt Nam đồng thời với hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất nước. Viettel cũng là doanh nghiệp có năng lực công nghệ thông tin ở tầm quốc tế, đã cung cấp nhiều giải pháp số trong lĩnh vực y tế và thiết lập được quan hệ sâu sắc với các bác sỹ tại bệnh viện nhờ quá trình hơn 1 thập kỷ phục vụ ngành y tế.
Số hóa việc chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện không chỉ đơn thuần là mua công nghệ AI từ một nhà cung cấp nào đó. Nó đòi hỏi phải có một giải pháp toàn diện. Sự hợp tác giữa Viettel và Annalise sẽ đem đến điều gì?
Có thể thấy, với kinh nghiệm và mối quan hệ của mình, Viettel sẽ giúp đơn vị cung cấp công nghệ trí tuệ nhân tạo nhanh chóng thấu hiểu “nỗi đau” của các bác sỹ để huấn luyện và đưa AI vào xử lý đúng – trúng vấn đề. Cùng với đó, sự hợp tác sâu rộng với các bệnh viện của Viettel thông qua việc đầu tư các phần mềm quản lý bệnh viện và phần mềm về quản lý chẩn đoán hình ảnh, Annalise có thể dễ dàng tích hợp và “phủ” AI trên diện rộng, đẩy nhanh tốc độ cung cấp dịch vụ này trong ngành y tế.
Nhờ hạ tầng số của Viettel, các bệnh viện không cần đầu tư lớn về hạ tầng IT mà vẫn sử dụng được AI và trả kết quả chẩn đoán một cách nhanh chóng cho người bệnh.
Về phía các bác sỹ, từ thực tế ứng dụng tại 30 quốc gia, AI đã giúp tăng 45% độ chính xác cho việc chẩn đoán qua hình ảnh và giảm 12% thời gian đọc hình ảnh của các bác sỹ, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và giảm chi phí nhân sự cho bệnh viện.
Một lợi ích quan trọng của AI là đọc và lọc nhanh dấu hiệu, xác định nhanh các trường hợp khẩn cấp cần ưu tiên xử lý. Việc này sẽ giúp các bác sỹ tối ưu nguồn lực để giải quyết các trường hợp khẩn cấp trước.
Và như vậy, chỉ cần một chiếc laptop hay một máy tính đơn giản, bác sỹ ở các bệnh viện vùng sâu vùng xa đã có thể kết nối với một máy chủ cực mạnh, dùng công nghệ 5G của Viettel, cùng các bác sỹ tuyến trên chữa bệnh cho bệnh nhân, với chi phí thấp.
Nỗ lực của Viettel trong việc phát triển y tế số
Từ hơn 10 năm nay, Viettel đã là doanh nghiệp tiên phong đưa ra các giải pháp công nghệ mới ứng dụng vào ngành y tế.
“Chúng tôi đặt mục tiêu, khi ngành y tế cần bất cứ sản phẩm nào, họ sẽ nhớ đến Viettel đầu tiên” – ông Khổng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm y tế số, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) chia sẻ.
Điều đó được chứng minh trong thực tế với Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc được ứng dụng năm 2016, Hệ thống tiêm chủng toàn quốc và Hệ thống thông tin điều trị Methadone toàn quốc vận hành năm 2017, Hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc ra mắt năm 2018.
Đặc biệt trong 2 năm đại dịch Covid, hàng loạt giải pháp công nghệ y tế được Viettel thần tốc ứng dụng trên diện rộng như nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa Telehealth; hệ thống kết nối 23 bệnh viện để phục vụ công tác phòng dịch; hay ứng dụng Sức khỏe Việt Nam, Hệ thống thông tin khai báo y tế điện tử…
Viettel làm được những thành tựu lớn bởi vì họ sở hữu năng lực hàng đầu về hạ tầng viễn thông, trình độ chuyên môn về công nghệ ở tầm quốc tế, cũng như năng lực tài chính rất mạnh. Nhưng quan trọng không kém, Viettel là doanh nghiệp có tầm nhìn và văn hóa làm việc hợp tác để có thể đi cùng các đối tác tầm cỡ thế giới.
“Khi câu chuyện chuyển đổi số, y tế số mới manh nha ở Việt Nam thì Viettel đã có một tầm nhìn khác biệt và đi rất xa so với thị trường” – ông Trần Đặng Minh Trí nói về cuộc gặp gỡ từ nhiều năm trước tại một hội thảo về y tế số ở Bệnh viện Bạch Mai.
Với nhiều mục tiêu để số hóa y tế, nâng cao hiệu quả của ngành và cuối cùng là đem lại lợi ích lớn nhất cho người dân trong dịch vụ sức khỏe, Viettel đã luôn xác định vai trò chủ lực trong hành trình này. Nhưng không “ôm sân”, Viettel có quan điểm với mỗi dự án, sẽ tập hợp các nguồn lực từ xã hội từ các start-up, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân khác để khai thác thế mạnh riêng.
"Viettel muốn đóng vai trò dẫn dắt chủ trì tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp khác cùng phát triển theo và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho xã hội", ông Đông nói.
Sự hợp tác của Viettel và Annalise được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của y tế số ở Việt Nam lên một tầm cao mới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?