Elon Musk và Tesla đang bị kiện vì sa thải hàng loạt nhân viên chính thức.
- Sự hỗn loạn của chuỗi cung ứng đang vẽ lại bức tranh ngành ô tô - Các nhà sản xuất truyền thống bao giờ bắt kịp nổi Tesla
- Hãng xe điện Trung Quốc sắp vượt mặt Tesla: Được Warren Buffett hậu thuẫn, từng bị Elon Musk cười nhạo không xứng là đối thủ
- Tesla đang 'nhường' thị trường ô tô điện cấp thấp cho các nhà sản xuất xe hơi truyền thống
Theo hãng tin CNBC, Elon Musk đã chính thức tuyên bố cắt giảm 10% nhân viên toàn thời gian của Tesla trong 3 tháng tới, nhưng lại tuyển dụng thêm số lao động hợp đồng cho công ty.
Trên thực tế từ trước đó đã có những đồn đoán về việc cắt giảm nhân sự dựa trên nguồn tin tiết lộ theo email nội bộ được gửi từ nhà sáng lập Tesla. Trong bức thư của mình, Elon Musk cũng cho biết ông cảm thấy "rất tệ" về nền kinh tế Mỹ.
Tỷ phú Elon Musk cho biết với việc giảm nhân viên chính thức để tuyển thêm lao động hợp đồng, Tesla sẽ chỉ sa thải 3,5% nhân viên của mình và con số này không quá lớn để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Hiện nhân viên chính thức chiếm 2/3 tổng số lao động của Tesla, còn lại là nhân viên hợp đồng.
"Đừng lo lắng, tôi tin rằng 1 năm sau thì tổng số nhân viên chính thức và lao động hợp đồng sẽ cao hơn trước", tỷ phú Elon Musk trấn an.
Dẫu vậy, 2 cựu nhân viên Tesla đã đâm đơn kiện công ty vì vi phạm luật lao động liên bang Mỹ. Theo đó, nhân viên phải được báo trước 60 ngày nếu công ty muốn sa thải hàng loạt hoặc có kế hoạch đóng cửa hoạt động.
Đáp trả, Elon Musk cho biết vụ kiện trên là không có căn cứ.
"Đây chỉ là một vụ kiện nhỏ. Bất cứ thứ gì liên quan đến Tesla đều bị mọi người làm to chuyện, từ những việc nhỏ chẳng có gì cho đến những chuyện lớn", Elon Musk cho biết.
Tuy nhiên, cách đối xử của Elon Musk với nhân viên của mình lại đã thu hút giới truyền thông từ lâu khi được đánh giá là kém những hãng công nghệ khác. Ví dụ như gần đây, nhà sáng lập Tesla đã yêu cầu nhân viên đến công ty làm việc ít nhất 40 tiếng mỗi tuần chứ không được làm từ xa. Bất cứ ai không tuân thủ sẽ bị đuổi việc.
Trái lại, CEO Parag Agrawal của Twitter, mạng xã hội mà Elon Musk đang đàm phán mua lại, thì lại ủng hộ chế độ làm việc từ xa hơn là đến công ty. Tuy nhiên nhà sáng lập Tesla lại phản đối và cho biết bất cứ ai muốn làm việc từ xa thì nên chuẩn bị tinh thần chuyển việc dưới thời quản lý của Elon Musk.
Suy thoái đến gần
Ngoài câu chuyện về nhân viên, Elon Musk cũng chia sẻ nỗi lo lắng về kinh tế Mỹ. Theo vị tỷ phú này, nếu nhìn ở một khía cạnh nào đó thì suy thoái sẽ là điều không tránh khỏi nhưng chưa chắc chắn thời điểm sẽ xảy ra.
"Một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi vào thời điểm nào đó. Và việc này có diễn ra trong tương lai gần hay không, tôi cho rằng điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra hơn là không", Elon Musk cho biết.
Hiện Mỹ đang phải trải qua cuộc lạm phát cao nhất 40 năm và các chuyên gia kinh tế đang lo lắng về rủi ro lạm phát đi kèm suy thoái (Stagflation) khi giá cả tăng cao nhưng kinh tế lại giảm tốc.
Vào tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phải nâng lãi suất ở mức chưa từng thấy kể từ năm 1994 nhằm đối phó với lạm phát. Động thái này đã khiến thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ vì nhà đầu tư lo sợ suy thoái.
Theo hãng tin Bloomberg, tuyên bố của Elon Musk cùng nhiều CEO và những chuyên gia khác đang làm dấy lên lo ngại về tương lai kinh tế Mỹ. Mới đây, hãng Goldman Sachs cũng đã phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của Mỹ cũng như cảnh báo nguy cơ suy thoái.
Trong khi đó, Chuyên gia Nouriel Roubini của trường đại học New York thì dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ suy thoái vào cuối năm nay. Bằng chứng là các chỉ số về tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất hay bất động sản đều chậm lại khi lạm phát tăng cao.
"Chúng ta đang tiến rất gần đến suy thoái", chuyên gia Roubini cảnh báo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"