Elon Musk: "Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm"
Và ông tin là mặc dù đây là điều vô cùng nguy hiểm, thế nhưng dường như chẳng ai quan tâm hay đoái hoài đến nó cả.
Ngày nay, không ít những ông trùm có “máu mặt” trong giới công nghệ cứ khăng khăng nhận những hành động mà họ đang làm là để khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Vậy, tại sao họ lúc nào cũng lo lắng rằng hành tinh này đang ở bờ vực của sự bùng nổ dân số quá mức cho phép? Hay nói chính xác hơn, nó đang dẫn tới việc trái đất đang ngày trở nên kiệt quệ từ bên trong?
Hôm thứ 5 vừa qua, Elon Musk đã khiến không ít người phải trầm ngâm, suy nghĩ khi bàn về vấn đề dân số của thế giới. Trên Twitter, ông đã bình luận về bài viết của tờ New Scientist được xuất bản năm 2016 có tựa đề: Thế giới ở thời điểm năm 2076: Quả bom dân số đã phát nổ.
Vị CEO tài ba của Tesla này đã đăng tải bài viết trên trang Twitter cá nhân: "Dân số thế giới đang lao đến bờ vực sụp đổ, thế mà chẳng ai để ý hay quan tâm"
Theo bài nghiên cứu cho biết, số lượng con người ngày càng nhiều hơn. Đến năm 2050, dự tính sẽ có thêm hơn 1 tỷ người nữa, trừ khi có xung đột, mâu thuẫn giữa các nước dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân. Thế nhưng ở một vài đất nước, hiện nay tỷ lệ sinh sản giảm xuống dưới mức mà dân số có thể tăng lên.
“Mặc dù nhân khẩu đã xuống tới mức báo động, thế nhưng chưa có bất kỳ quốc gia nào có dấu hiệu hồi phục. Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán tới năm 2076 sẽ xảy ra khủng hoảng toàn cầu,” tác giả của bài viết, ông Fred Pearce cho biết.
Ông Pearce nhắc tới một số cái tên nổi bật như Nhật Bản – nơi tỷ lệ sinh sản dựa trên số phụ nữ tuổi từ 15 đến 44 chỉ là 1,4 trẻ/người. Con số trung bình của các xã hội phát triển là 2 trẻ/người.
Nhật Bản hiện đang là nước có tỷ lệ sinh sản thấp thứ nhì thế giới, ở mức 7,21/1.000 người. Monaco cũng đứng top với 6,94/1.000 người. Tiếp theo là Đức với 8,3 và Singapore với 8,5. Ở vị trí thứ 6 là Hàn Quốc với 8,55/1.000 người.
Hoa Kỳ “về đích” ở hạng 12. Trong năm 2016, tỷ lệ sinh sản của Mỹ chạm mốc thấp nhất trong lịch sử của nước này.
Bài viết của tờ New Scientist nhận xét rằng dân số càng già thì biến động càng ít, không còn sáng tạo và thường có xu hướng suy giảm về mặt kinh tế. Chưa hết, nghiên cứu này còn cho rằng dân số già sẽ ít có khả năng gây chiến. Thế nhưng, điều này có đúng? Đặc biệt và với tình hình chiến sự như của Mỹ?
Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt.
Nếu như số lượng người suy giảm, thì hệ sinh thái sẽ bớt phải chịu nhiều áp lực hơn. Sinh vật và đời sống hoang dã sẽ có thể “dễ thở” hơn. Không biết chừng ta có thể quay lại với thời kỳ “trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ” cũng nên.
Tất cả những viễn cảnh trong tương lai này đều không mấy tốt đẹp. Có thể cuộc khủng hoảng dân số toàn cầu sẽ xảy ra vào năm 2076 thật. Dẫu vậy, Stephen Hawking đã cương quyết nhấn mạnh rằng con người chúng ta sẽ phá hủy Trái Đất tới mức độ sẽ phải dời đi nơi khác sinh sống trong vòng 100 năm tới.
Có lẽ ta nên chấp nhận sự thật, và để dân số cứ giảm dần, vì vậy ta sẽ đỡ phải chờ dài cổ mới tới lượt để bay sang hành tinh khác cũng nên. Một ý tưởng khá hay phải không?
Theo CNET
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"