Facebook phát động cuộc thi phát hiện video deepfake với tổng tiền thưởng lên tới 10 triệu USD
Facebook hy vọng cuộc thi này sẽ khích lệ cả ngành công nghệ tạo ra những cách thức mới để phát hiện và ngăn chặn các đoạn video deepfake trước khi nó lan rộng.
Facebook vừa thông báo về một cuộc thi công khai nhằm phát triển công nghệ phát hiện các video deepfake. Cuộc thi có tên Deepfake Detection Challenge (DFDC) sẽ có cả bảng xếp hạng và tiền thưởng.
Với cuộc thi này, công ty sẽ phát hành một bộ dữ liệu các gương mặt và video. Bộ dữ liệu này sẽ được xây dựng bằng cách ủy thác cho các diễn viên được trả tiền, và công ty hứa sẽ không sử dụng bất kỳ dữ liệu nào của người dùng Facebook. Cuộc thi sẽ chính thức ra mắt cùng với bộ dữ liệu đi kèm vào tháng 12 tới đây tại Hội nghị về Các hệ thống xử lý thông tin Thần kinh ở Vancouver, Canada.
Trong bài đăng trên blog của công ty vào thứ Năm vừa qua, CTO Facebook, Mike Schroepfer cho biết, mục tiêu của cuộc thi là "tạo nên công nghệ mà mọi người đều có thể sử dụng để phát hiện tốt hơn khi AI được sử dụng cho việc chỉnh sửa một đoạn video nhằm gây hiểu nhầm cho người xem."
Tổng cộng Facebook sẽ dành 10 triệu USD tiền thưởng cho chương trình này. Các khoản tài trợ và tiền thưởng sẽ được trao "nhằm thúc đẩy cả ngành công nghiệp tạo ra các cách thức mới để phát hiện và ngăn chặn việc thao túng các phương tiện truyền thông thông qua việc sử dụng AI để gây hiểu nhầm cho người khác." Schroepfer viết.
Theo website của DFDC, cuộc thi này sẽ được triển khai trong suốt năm 2020. Người chiến thắng sẽ được lựa chọn bằng việc sử dụng "cơ chế kiểm tra cho phép các nhóm có thể chấm điểm mức độ hiệu quả của mỗi mô hình, dựa trên việc đối đầu với một hoặc nhiều bộ thử nghiệm từ các đối tác sáng lập của chúng tôi."
Cùng với Facebook, còn có các đối tác khác hỗ trợ cho cuộc thi này, bao gồm Partnership on AI, Microsoft, và các học viện nghiên cứu như Cornell Tech, MIT, Đại học Oxford, UC Berkeley, Đại học Maryland, College Park, và Đại học Albany – SUNY.
Hình ảnh Mark Zuckerberg xuất hiện trong một đoạn video deepfake.
Deepfake đang trở thành vấn nạn của việc phát tán tin giả và đặc biệt nó lại càng nguy hiểm với khả năng chia sẽ dễ dàng trên một mạng xã hội có quy mô khổng lồ như Facebook.
Trong khi mạng xã hội này vẫn đang lúng túng với vấn nạn này, một số đoạn video deepfake được tạo ra với gương mặt Mark Zuckerberg hay Thượng nghị sĩ Nancy Pelosi được phát tán càng buộc công ty phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp công nghệ để phát hiện những đoạn video bị thao túng này trước khi chúng trở nên tinh vi đến mức không thể phát hiện bằng mắt thường.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Robot bây giờ có thể học được cách phẫu thuật chỉ bằng cách xem video
Trong nhiều thập kỷ, các bác sĩ đã phải dành rất nhiều thời gian học tập, rèn luyện để đạt được kỹ năng phẫu thuật tinh vi và cần mẫn hoàn thiện từng động tác để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nhưng giờ đây, robot với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến đang học cách thực hiện các nhiệm vụ phẫu thuật chỉ bằng cách quan sát video, mở ra kỷ nguyên phẫu thuật tự động đầy hứa hẹn.
Sau 3 năm Vingroup rút lui khỏi lĩnh vực smartphone, mẫu Vsmart "mới 100%" bất ngờ tái xuất với mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng