Nhiều công ty công nghệ lớn hiện nay phụ thuộc rất lớn vào kho dữ liệu khổng lồ của Wikipedia để làm nguồn thông tin cho các nền tảng của họ.
Chính vì lẽ đó, việc các công ty này tìm cách để giúp duy trì hoạt động lâu dài của cuốn bách khoa toàn thư trực tuyến là điều hoàn toàn dễ hiểu. Facebook là một trong số đó, và tuần vừa qua, họ đã biến lời nói thành hành động cụ thể.
Cụ thể, cuối ngày thứ năm tuần này, Wikimedia Foundation đã công bố rằng Facebook đã quyên góp khoản tiền 1 triệu USD cho Wikimedia Endowment, một quỹ được lập ra nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho Wikipedia và các dự án khác của Wikimedia.
"Chúng tôi rất cảm kích Facebook vì sự hỗ trợ này, và hi vọng hành động này sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một sự cộng tác lâu dài nhằm hỗ trợ cho tương lai của Wikipedia" - nhà sáng lập Wikipedia, Jimmy Wales, phát biểu.
Được thành lập vào năm 2016, Wikimedia Endowment được thiết kế để hỗ trợ cho nhiều dự án Wikimedia khác nhau, đảm bảo cho Wikimedia luôn là một thực thể độc lập. Mục tiêu ban đầu của quỹ này là thu hút được 100 triệu USD, và cho đến nay, sau 2 năm hoạt động, quỹ đã thu hút được dưới 50 triệu USD.
"Trong suốt gần 18 năm tồn tại, Wikipedia đã trở thành một nguồn tài nguyên đáng tin cậy đối với hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Endowment đảm bảo cho chúng tôi có thể bảo vệ nguồn tài nguyên tuyệt vời này nhằm phục vụ cho những người tìm kiếm kiến thức ngày nay, và cả cho nhiều thế hệ trong tương lai nữa" - Lisa Gruwell, Giám đốc Tăng trưởng của Wikimedia cho hay. "Chúng tôi cảm kích rằng Facebook đã đầu tư vào tương lai dài hạn của Wikipedia và kiến thức miễn phí cho mọi người".
Facebook mới đây đã giới thiệu một tính năng tận dụng cơ sở dữ liệu của Wikipedia để cung cấp cho người dùng thêm thông tin về nguồn của một bài báo trên News Feed. Và trong nhiều năm qua, Facebook cũng đã sử dụng Wikipedia để tạo ra rất nhiều trang (page) trên nền tảng của mình.
Nhưng các công ty công nghệ cũng bị chỉ trích vì quá lạm dụng Wikipedia. Bằng chứng rõ ràng nhất là vào tháng 3 năm nay, khi YouTube công bố sẽ chạy một snippet hiển thị thông tin lấy nguồn từ Wikipedia ngay bên dưới các đoạn video nghi vấn trên nền tảng này, nhằm chống lại sự lan tràn của các tin tức sai lệch. YouTube không những không hỗ trợ Wikipedia về mặt tài chính, mà thậm chí còn không thèm hỏi ý kiến tổ chức này về mối quan hệ giữa hai bên (Google từng quyên góp cho WIkimedia Foundation trong quá khứ, và hiện vẫn được liệt kê trên trang "ân nhân" của tổ chức phi lợi nhuận này).
Trong một bài đăng hồi tháng 6 trên trang Wired, Giám đốc Wikimedia Foundation, Katherine Maher, thúc giục các công ty hỗ trợ tốt hơn dịch vụ của tổ chức. "Với việc các công ty trích xuất những kiến thức từ Wikipedia, và dùng Wikipedia như một 'bức tường' ngăn vấn nạn thông tin giả, chúng tôi tin rằng họ có lý do để hào phóng" - bà viết - "Tại Wikimedia, chúng tôi quý mến và cảm kích sâu sắc hàng triệu người trên toàn thế giới quyên góp những khoản hào phóng bởi họ tin vào giá trị của chúng tôi. Nhưng chúng tôi còn tin rằng chúng tôi xứng đáng nhận được những khoản hỗ trợ lâu dài, tương xứng đến từ các tổ chức đã thu lợi đáng kể và bền vững nhờ vào công việc chúng tôi đã làm".
Hồi tháng 9, Amazon, một công ty cũng dựa vào Wikipedia để lấy thông tin phục vụ cho trợ lý áo Alexa, đã quyên góp 1 triệu USD cho Endowment. Apple, Qualcomm, Saleforce, Adobe và Netflix cũng đã quyên góp cho Wikimedia Foundation thông qua nhiều chương trình do các công ty này tổ chức.
Tham khảo: VentureBeat
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời