Facebook thay đổi khẩu hiệu, chuyển thành "Mang thế giới xích lại gần nhau hơn"

    Tuấn Hưng,  

    “Mang đến cho người dùng sức mạnh để dây dựng một cộng đồng lớn, cũng như giúp thế giới xích gần nhau hơn.”

    Hôm nay, nhân dịp Facebook chạm ngưỡng 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, CEO Mark Zuckerberg đã hé lộ khẩu hiệu mới của họ, đó là Mang đến cho người dùng sức mạnh để dây dựng một cộng đồng lớn mạnh, cũng như giúp thế giới xích gần nhau hơn.”

    Zuckerberg thông báo thay đổi này tại nhóm của anh là Facebook Communities Summit, đồng thời giới thiệu một công cụ quản lý nhóm mới. “Trong suốt một thập kỷ qua, chúng ta đã tập trung vào mục tiêu giúp thế giới trở nên cởi mở và kết nối hơn. Thế nhưng đó là vì suy nghĩ của tôi trong quá khứ là, mang đến cho họ tiếng nói, chỉ vậy thôi đã giúp trái đất này tốt hơn nhiều rồi,” Zuckerberg thừa nhận. “Thế nhưng hãy nhìn xung quanh mà xem, tại sao xã hội của chúng ta vẫn còn bị chia cắt, vẫn còn cách biệt. Chúng ta có nghĩa vụ phải làm nhiều hơn thế, không chỉ kết nối thế giới, mà còn phải xích cả thế giới lại gần nhau hơn.”

    Đặt ra một nhiệm vụ mới, không phải là để biến nó thành triết lý sống, mà Zuckerberg nói rằng Facebook của anh đang nỗ lực hết mình để hiện thực hóa mục tiêu của mình. “Chúng tôi muốn giúp 1 tỷ người tham gia vào một cộng đồng có ý nghĩa. Nếu như ta có thế thực hiện được điều này, thì nó không chỉ đảo ngược tình thế hiện tại của xã hội, mà còn khiến thế giới trở nên gắn kết, bền chặt hơn.”

    Việc thay đổi khẩu hiệu của Facebook cũng đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển mình của nó. Bị lên án vì không kiểm soát được những thông tin giả, Zuckerberg đã lên tiếng và viết một bức tâm thư dài 6.000 chữ về chủ đề “Xây dựng Cộng đồng Toàn Cầu,” tập trung vào việc Facebook có khả năng thực hiện điều gì để trợ giúp. Anh cũng nhấn mạnh rằng, “Khi chúng tôi mới thành lập, ý tưởng này không hề gây tranh cãi và nhận được rất ít ý kiến trái chiều. Mỗi năm, thế giới như xích lại gần nhau hơn và đây dường như sắp trở thành một xu hướng tích cực. Ấy vậy mà giờ đây, trên toàn trái đất, có một số lượng không nhỏ các thành viên bị bỏ lại phía sau vì sự toàn cầu hóa, cũng như hành động tách mình khỏi sự kết nố với phần còn lại của hành tinh này.”

    Tiếp theo, trong bài phát biểu khi quay lại mái trường cũ Harvard, anh cũng chỉ ra cách thức để mỗi cá nhân hàn gắn điều này bằng cách “tạo ra một thế giới mới, nơi mà mỗi người đều có một sứ mệnh, một mục đích riêng.” Giờ đây, Zuckerberg đã mang những dự định, những mong muốn của mình lên đứa con tinh thần Facebook.

    “Chúng tôi đang phát triển tới mức, việc nhìn nhận xem mình có thể làm gì để khiến mạng xã hội trở thành thế lực tốt nhất có thể,” Giám đốc Sản phẩm của Facebook, Chris Cox chia sẻ. Anh cho rằng nhiệm vụ mới là một sự cải thiện, và sự gần gũi giữa các cá thể là một dạng kết nối quan trọng hơn.

    “Những mục tiêu này đã trở thành cách chúng tôi chia sẻ những gì mình đang làm, hoặc giải thích chúng cho người khác hiểu,” Cox nói. “Sự gần gũi là cộng hưởng của cả công nghệ lẫn con người, bởi ngày nay ta có thể liên lạc với nhau dễ dàng hơn, nhưng nó cũng đầy tính nhân văn và sự thấu cảm.” Trọng tâm của Facebook giờ đây chính là con người, là xã hội, bằng chứng là quyền riêng tư của họ được gã khổng lồ mạng xã hội này đưa lên hàng đầu, và Zuckerberg đã du hành khắp nhiều đất nước để lắng nghe người dùng của anh chia sẻ cảm nghĩ.

    Cox đồng ý rằng có sự khác biệt rất lớn giữa “kết nối” với hàng giờ đồng hồ, lướt Newfeeds một cách vô tận, hay so sánh mình với người khác sẽ khiến họ trở nên cô đơn, xa lánh người khác và “sự gần gũi” của việc gắn kết tình bạn bền chặt hơn. Anh cũng nói rằng Facebook luôn luôn tiếp thu những phản hồi chất lượng từ người dùng về trải nghiệm của họ. Thế nhưng Cox lại không trả lời về việc liệu Facebook có điều tra tình trạng nghiện internet hay không, anh cũng bác bỏ thông tin sử dụng Facebook quá nhiều khiến không ít người rơi vào căn bệnh trầm cảm mà khẳng định rằng “mọi thành phần của công ty đều làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao.”

    “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, liệu Facebook có chấp nhận ưu tiên nhiệm vụ của mình và đặt lợi nhuận của công ty này đằng sau? Nếu có thì điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ buộc phải giảm thiểu số lượng quảng cáo người dùng thấy, cung cấp cho họ nhiều lựa chọn và quyền kiểm sỏa riêng tư và nó có thể dẫn tới doanh thu cũng như thông tin để kiếm tiền mà họ nhận được giảm sút.

    Facebook có thể đạt được mục tiêu mới bằng cách thể hiện rằng lạm dụng Facebook quá nhiều không phải là câu trả lời đúng đắn. Và lý tưởng hơn nữa, là phải làm sao để các công cụ liên lạc cũng như các thuật toán nội dung của họ tuyệt vời đến mức, chúng dường như biến mất, cho phép người dùng xích lại gần nhau, mà không cần tới chúng.

    Theo Techcrunch

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ