Bàng hoàng với cách Facebook vi phạm quyền riêng tư: Bán cả tin nhắn người dùng cho Netflix với giá 100 triệu USD
Thậm chí Facebook còn khai tử cả dịch vụ stream video của mình để chiều lòng đối tác quảng cáo Netflix.
- Đột nhập xưởng Phone Farm tạo triệu view trên TikTok, Facebook
- Người dùng phải làm ngay những điều này để bảo mật Gmail, Facebook hay TikTok!
- Hành khách sắp được thoải mái chat, lướt Facebook, TikTok... trên mọi chuyến bay của Vietnam Airlines
- Người dùng Facebook và Instagram được giảm phí dịch vụ không quảng cáo
- Sốc: Mỹ điều tra Facebook vì liên quan đến hành vi buôn thuốc trái phép
Tài liệu của một vụ kiện tập thể nhắm vào Meta, công ty mẹ của Facebook, vừa tiết lộ một thông tin động trời. Theo cáo buộc trong tài liệu của đơn kiện, Facebook đã "bán" thông tin cá nhân của người dùng, bao gồm cả các tin nhắn riêng tư cho Netflix, để đổi lấy lịch sử xem phim của họ. Hơn thế nữa, nền tảng stream video này còn được cho đã trả cho Facebook 100 triệu USD để được tiếp cận các dữ liệu này.
Theo tài liệu của tòa án, vào năm 2011, nền tảng phát video trực tuyến Netflix đã thông báo về việc tích hợp với Facebook nhằm chia sẻ dữ liệu người dùng trên toàn cầu. Ngoài ra, theo tài liệu, Netflix bắt đầu vận động Quốc hội để cho phép chia sẻ dữ liệu như vậy tại thị trường Mỹ.
Tài liệu cho biết, "Vào năm 2013, Netflix đã bắt đầu tham gia vào một loạt thỏa thuận liên quan đến "Facebook Extended API", bao gồm một thỏa thuận được gọi "Inbox API", cho phép Netflix truy cập tự động vào hộp thư tin nhắn riêng tư của người dùng Facebook, đổi lại Netflix sẽ "cung cấp cho FB một báo cáo bằng văn bản sau mỗi hai tuần để cho thấy số lần gửi đề xuất hàng ngày và số lần nhấp chuột của người nhận trên giao diện, bề mặt bắt đầu và/hoặc biến thể thực hiện (ví dụ: người nhận đề xuất trên Facebook so với người nhận đề xuất không phải của Facebook)."
Tài liệu cho biết thêm: "Vào tháng 8 năm 2013, Facebook đã cung cấp cho Netflix quyền truy cập vào "Titan API" của mình, một API riêng tư chỉ dành cho đối tác trong danh sách đặc biệt được truy cập vào "ứng dụng nhắn tin và bạn bè bên ngoài ứng dụng" của người dùng Facebook.
Theo tài liệu tòa án, hai công ty đã có mối quan hệ mật thiết "Trong gần một thập kỷ." Báo cáo cho biết thêm: "Không khó để hiểu mối quan hệ chặt chẽ này phát triển như thế nào, và ai là người điều khiển: từ năm 2011-2019, Hastings, khi đó là CEO của Netflix, đã ngồi trong hội đồng quản trị của Facebook và trực tiếp điều hướng mối quan hệ giữa các công ty."
Thậm chí để bảo vệ mối quan hệ với Netflix, Facebook còn kìm hãm ứng dụng Facebook Watch, rút lui khỏi thị trường streaming video để tránh cạnh tranh với đối tác thân thiết của mình. Theo hồ sơ tòa án, Zuckerberg đã đích thân gửi email cho người đứng đầu Facebook Watch, Fidji Simo, để nói với cô ấy rằng ngân sách của họ đã bị cắt giảm 750 triệu USD, chỉ hai năm sau khi Watch ra mắt.
Đổi lại, việc hợp tác và chia sẻ dữ liệu với Netflix cũng sẽ giúp Facebook mang lại sự thống trị lớn hơn trong bộ phận quảng cáo đầy quan trọng của mình.
Hơn nữa, báo cáo cho biết nền tảng phát trực tuyến đã tăng chi tiêu quảng cáo trên Facebook. Theo báo cáo, chi tiêu quảng cáo trên Facebook đã đạt khoảng 150 triệu đô la hàng năm vào đầu năm 2019. Đến đầu năm 2019, chi tiêu quảng cáo của Netflix đã tăng lên 200 triệu USD mỗi năm. Đến cuối năm 2019, ông Hastings rời khỏi Hội đồng quản trị Facebook.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Xiaomi Lôi Quân thừa nhận ảnh nằm ngủ trên sàn nhà máy xe điện chỉ là dàn dựng
"Sống ảo" là vậy, nhưng thành tích ấn tượng mà Xiaomi đạt được lại hoàn toàn là thật.
Bkav sử dụng trái phép chứng chỉ quốc tế để quảng cáo cho phần mềm diệt virus