Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm

    J.D, Theo Trí Thức Trẻ 

    Nhiều chi tiết về các thiên tài trong lịch sử bị phóng đại quá mức, thậm chí trở nên sai lệch hẳn so với những gì vốn có.

    Nhân loại đã, đang và sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đối với các thiên tài trong lịch sử. Tiểu sử cá nhân của tất cả đều được lưu truyền cho nhiều thế hệ sau, với rất nhiều thông tin, sự thật bên lề thú vị.

    Nhưng bên cạnh đó cũng vì là chuyện của lịch sử, nhiều tình tiết có xu hướng bị phóng đại quá mức, thậm chí còn được phóng tác thành sai sự thật. Một kiểu "fakenews" vượt thời đại là đây chứ đâu.

    1. Sự thật về màu tóc của thiên tài văn học Nikolai Gogol

    Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 1.

    Nikolai Gogol là một văn hào, nhà viết kịch cực kỳ nổi tiếng của Nga vào thế kỷ 19, là tác giả của cuốn Dead Souls - "Những linh hồn chết" - được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Nga và Ukraine.

    Sự vĩ đại của Gogol thì không có nhiều điều cần nói, nhưng có một chi tiết mà nhiều người không để ý, đó là những hình ảnh mô phỏng lại hình tượng của Nikolai Gogol đều thể hiện ông có tóc tối màu. Nhưng thực tế thì không phải như vậy.

    Chị gái của nhà văn Gogol nhớ rằng ông có mái tóc màu sáng khi còn bé, tối màu dần khi trưởng thành. Tuy nhiên ngay cả vậy, mái tóc của ông vẫn không thể xem là màu tối được. Trong các tài liệu ghi nhận, Gogol là một người đàn ông "có mái tóc vàng óng, dài đến vai." Nghệ sĩ Ivan Aivazovsky cũng nhắc đến chuyện ông có mái tóc vàng.

    2. Gia thế của Beethoven

    Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 2.

    Ngôi nhà Ludwig van Beethoven sinh ra và lớn lên

    Một trong những thông tin phổ biến nhất về Ludwig van Beethoven, đó là ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Nhưng trên thực tế, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức là con trai thứ 2 của một ca sĩ tại nhà nguyện. Là một nghệ sĩ, cha của Beethoven kiếm được khá nhiều tiền, và gia đình họ sống trong một căn nhà khá khang trang.

    Hơn thế nữa, thành công của Beethoven một phần đến từ gia đình. Cha ông muốn ông trở thành một Mozart thứ hai, nên đã thuê những gia sư dạy nhạc tốt nhất. Có thông tin cho rằng Beethoven thời niên thiếu đã phải tập đàn nhiều đến mức chán ghét nghề này.

    3. Hans Christian Andersen không thích trẻ em

    Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 3.

    Có rất nhiều thông tin cho rằng Hans Christian Andersen - tác giả loạt "Truyện cổ Andersen" không thích trẻ em, vì các thông điệp trong truyện lại hướng đến độc giả lớn tuổi hơn. Một phần của thông tin này đến từ việc ông không có gia đình, và một phần vì ông không muốn người đời nhìn bản thân là một tác giả truyện thiếu nhi.

    Nhưng thực tế, Andersen rất thích đọc truyện cho trẻ con, dù không cho phép lũ trẻ ngồi lên đùi mình.

    4. Trang phục của Lev Tolstoy

    Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 4.

    Artist Ilya Repin là người chịu trách nhiệm chính về việc lan truyền hình ảnh đại văn hào người Nga Lev Nikolayevich Tolstoy mặc một chiếc áo dành cho nông dân. Nhưng kỳ thực, bản thân Tolstoy khi nhìn thấy bức chân dung này cũng không lấy gì làm vui vẻ, thậm chí còn tỏ ra khó chịu khi bị được mô tả với hình ảnh đi chân trần.

    Trên thực tế, Tolstoy thường mặc những bộ cánh đơn giản lúc ở nhà, chủ yếu dành cho dân lao động chân tay, nhưng không phải áo nông dân. Hơn nữa, chúng thường được làm từ các sợi vải đắt tiền. Còn khi xuất hiện trước công chúng, ông ăn vận rất chỉnh tề.

    5. Mozart sống trong cảnh bần hàn

    Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 5.

    Wolfgang Amadeus Mozart là một thiên tài âm nhạc thực thụ, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cả ông và vợ - Constanze - đều quản lý tài chính không tốt. Họ thuê một căn hộ sang trọng, có người hầu phục vụ, đồng thời cho con trai đi du học. Đó là lý do vì sao ở thời điểm qua đời, gia đình nhạc sĩ nợ đầm đìa.

    Tuy nhiên, ông chẳng phải sống một ngày nào trong cảnh nghèo túng cả. Các chủ nợ sau khi ông mất cũng xí xóa luôn các khoản vay. Thậm chí Constanze vẫn được nhận trợ cấp bằng 1/3 thu nhập của Mozart trong một thời gian dài.

    Đám tang của Mozart thì khá giản dị, được chôn cất ở một nghĩa trang tập thể. Không phải vì gia đình họ không có tiền, mà do đó là truyền thống ở thời điểm bấy giờ.

    Nguồn: BS, VT.Co

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ