Ferrari mất 'chất': Tuyên bố không bao giờ làm ô tô điện rồi quay xe cháy bánh, tất cả thiết kế và trải nghiệm không còn trong lĩnh vực mới
Việc gắn ắc quy sát gầm nhằm giảm trọng lượng, tăng hiệu suất cũng như hạn chế tiếng ồn khiến thiết kế và trải nghiệm của Ferrari không còn tồn tại trong kỷ nguyên xe điện.
- 7 chi tiết siêu nhỏ ẩn giấu trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng, nhiều người xem cả tuổi thơ cũng khó nhận ra
- Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá
- Chuyện thật như đùa: Mua hàng tại quầy tính tiền tự động vẫn bị máy yêu cầu tip, khách ngơ ngác: ‘Tôi đang tip cho ai đây?’
Mất “chất”?
Trào lưu phát triển xe điện đang trở thành xu thế trên thế giới khi nhà nhà, người người đổ tiền vào mảng này. Những nhận định về việc xe điện sẽ tạo nên cuộc cách mạng ngành ô tô tương tự những gì iPhone làm với ngành điện thoại trước đây đang thu hút vô số hãng xe truyền thống chuyển dịch sản xuất.
Thế nhưng đây lại là tin chẳng mấy vui vẻ gì với những hãng xe siêu sang đắt tiền, khi các sản phẩm xe điện rẻ hơn có độ xa xỉ và hiện đại chẳng kém, mà lại còn thân thiện với môi trường hơn. Trong khi đó những thứ làm nên giá trị của xe sang như trải nghiệm, âm thanh động cơ...lại không có nhiều điểm tương đồng trong mảng ô tô điện.
Một ví dụ điển hình phải nhắc đến Ferrari khi hãng khá “đủng đỉnh” trong mảng xe điện. Vào tháng 7/2022, thương hiệu này mới tuyên bố sẽ ra chiếc xe điện đầu tiên vào năm 2025 và phấn đấu chuyển dịch 80% sản lượng thành ô tô điện vào năm 2030.
Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của Ferrari đã giảm khi các nhà đầu tư nghi ngờ thương hiệu này sẽ mất “chất” khi không còn là dòng xe xăng hạng sang vốn có của nó nữa.
Ắc quy của Ferrari sẽ được lắp gắn vào sàn xe điện như bao thiết kế khác trên thị trường nhằm tăng hiệu suất và giảm trọng lượng, qua đó khiến thiết kế gầm thấp bám đường hiện nay của sản phẩm xe xăng nhà ngựa chồm (biểu tượng của Ferrari) trở nên bất khả thi cho dòng ô tô mới.
Ngoài ra xu thế chạy êm không có tiếng động cũng đang được Tesla nhà Elon Musk cổ xúy trong mảng xe điện khi động cơ ắc quy không “gầm rú” được như xe chạy xăng.
Việc đánh mất thiết kế huyền thoại ban đầu cũng như những trải nghiệm làm nên tên tuổi nhà Ferrari khiến nhiều nhà đầu tư cũng như người hâm mộ lo lắng cho tương lai của nhà ngựa chồm.
Ở một khía cạnh khác, Ferrari từng tự hào rằng mọi sản phẩm của hãng đều tự chủ chuỗi cung ứng và sản xuất tại Châu Âu với nhiều linh kiện thậm chí được làm thủ công.
Tuy nhiên việc đảm bảo được chuỗi cung ứng trong khi công nghệ ắc quy vẫn đang được phát triển tiến bộ từng ngày, đồng thời giữ được nguồn cung các nguyên liệu như Lithium, Cobalt được ổn định không phải điều dễ dàng. Không phải tự nhiên mà Elon Musk đặt nhà máy tại Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung cuả mình.
Theo kế hoạch, toàn bộ công đoạn thiết kế, lắp ráp và sản xuất xe điện của hãng sẽ được thực hiện tại Maranello nhằm đảm bảo chất lượng cũng như uy tín thương hiệu của Ferrari.
“Một chiếc xe điện Ferrari cũng là một sản phẩm của nhà Ferrari cả mà thôi”, CEO Benedetto Vigna của Ferrari trấn an nhà đầu tư.
Trên thực tế, động thái chuyển hướng này của Ferrari đã làm thất vọng một số nhà đầu tư khi vào năm 2013, Chủ tịch Luca di Montexemolo đã từng khẳng định hãng “sẽ không làm bất kỳ một chiếc xe điện nào khi tôi còn ngồi trên ghế chủ tịch”, qua đó khẳng định bản sắc xe xăng của dòng ô tô siêu sang này.
Xin được nhắc là ngoài thương hiệu siêu sang cho xe thể thao, Ferrari còn nổi tiếng trong giải đua xe Công thức 1 (F1), qua đó đạt đến đỉnh cao của dòng xe xăng tốc độ.
Thế nhưng khi trào lưu xe điện quá mạnh mẽ khiến ngay cả những đối thủ như Porsche hay Maseratti cũng phải cho ra mắt sản phẩm xe điện thì chú ngựa chồm (biểu tượng nhà Ferrari) cũng phải đi theo dù đã tuyên bố mạnh miệng trước đó.
Theo kế hoạch, khoảng 3/5 số xe mới của hãng vào năm 2026 sẽ là xe Hybrid hoặc ô tô điện. Hiện 80% sản phẩm của hãng vẫn là xe xăng và CEO Vigna vẫn tin tưởng thị trường động cơ đốt trong cho xe xăng như Ferrari sẽ còn đất diễn khi thương hiệu này bao gồm nhiều giá trị trải nghiệm mà xe điện không đem lại được.
“Tôi tin rằng động cơ đốt trong vẫn còn nhiều đất diễn”, CEO Vigna tuyên bố.
Thật vậy, CEO Vigna cho biết sản phẩm xe xăng vẫn sẽ chiếm phần lớn doanh số của Ferrari từ nay đến năm 2026, vào khoảng 95% tổng doanh số trong khi xe điện chỉ là 5%.
Tỷ lệ này đến năm 2030 mới thay đổi dần, thành 60% xe xăng và Hybrid, 40% xe điện trong tổng doanh số. Hiện Ferrari mới chỉ có 1 dòng xe Hybrid hiện nay là SF90 Stradale.
Không quan tâm
Tờ Fortune cho biết không chỉ chậm chân trong mảng xe điện, Ferrari còn thẳng thừng tuyên bố “chẳng quan tâm” đến ô tô điện tự lái, vốn là lĩnh vực tiên tiến nhất đang được Tesla nhà Elon Musk tích cực đẩy mạnh.
“Chúng tôi không quan tâm đến xe điện tự lái... Không có khách hàng nào lại đi chi số tiền lớn để cho máy tính lấy mất trải nghiệm lái xe của mình cả. Giá trị của tài xế là trải nghiệm cơ bản trong sản phẩm nhà Ferrari”, CEO Vigna nói thẳng.
Ngay từ năm 2016, thương hiệu xe sang này đã khẳng định mình không có hứng thú với công nghệ lái tự động bất kể là xe xăng hay điện. Tuy nhiên liệu đây có phải lời nói “hớ” tương tự tuyên bố không làm ô tô điện năm 2013 không thì vẫn chưa rõ.
“Chúng tôi muốn bạn tập trung lái xe khi sử dụng sản phẩm nhà Ferrari”, giám đốc marketing sản phẩm Nicola Boari của Ferrari cho biết vào năm 2016.
Động thái này của Ferrari tiếp tục khiến nhà đầu tư nghi ngờ bởi theo báo cáo của McKinsey năm 2021, các hãng ô tô đã đổ hơn 100 tỷ USD cho công nghệ xe tự lái kể từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên cho đến hiện tại thì chưa có hãng xe nào có đột phá rõ ràng ngoại trừ Tesla.
Trớ trêu thay, dù gấp rút cho ra mắt công nghệ tự lái nhưng các sản phẩm nhà Elon Musk lại gây ra hàng trăm vụ tai nạn khiến người tiêu dùng lo lắng.
Bất chấp điều đó, vô số hãng xe vẫn tăng gấp đôi đầu tư cho công nghệ này khi dự đoán đây sẽ là mỏ vàng trong ngành xe điện tương lai. Đặc biệt những hãng ô tô có tiềm lực tài chính như Volkswagen đã tuyên bố đổ 2,3 tỷ USD cho liên doanh tại Trung Quốc để phát triển công nghệ xe tự lái trong năm 2022.
*Nguồn: Fortune, Forbes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?