Foldscope: chiếc kính hiển vi siêu nhỏ thiết kế theo nghệ thuật xếp giấy Origami đã chính thức cho người dùng đặt hàng
Người dùng đã có thể bắt đầu đặt hàng trước chiếc kính hiển vi được làm từ giấy Foldscope.
Foldscope được gọi là "Origami Paper Microscope" – một chiếc kính hiển vi siêu nhỏ được thiết kế theo nghệ thuật xếp giấy Origami của Nhật Bản.

Chiếc kính hiển vi này có giá thấp hơn rất nhiều so với bất kỳ sản phẩm tương tự nào trên thị trường. Mục tiêu của các nhà sản xuất khi tạo ra Foldscope là để cung cấp kính hiển vi cho tất cả những ai yêu thích nghiên cứu khoa học.
Sau một chiến dịch quyên vốn thành công trên Kickstarter hồi năm ngoái, sản phẩm này sẽ chính thức cho người dùng đặt hàng từ ngày mai.
Ý tưởng cho dự án phát triển Foldscope đã ra đời cách đây 2 năm nhưng phải đến tháng 11/2016, sản phẩm này mới được đưa ra quyên vốn để thực hiện. Chiếc kính hiển vi này được làm từ giấy (trừ ống kính) và được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều phần nhỏ. Thiết bị rất bền và không đòi hỏi nguồn năng lượng nào vì nó được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên.

Kính hiển vi bằng giấy
Làm thế nào để sản xuất một chiếc kính hiển vi bằng giấy với chi phí chỉ khoảng 1 USD? Các nhà sản xuất Foldscope cho biết:
“Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều ống kính. Trong giai đoạn tiếp theo, Foldscope sẽ sử dụng một ống kính borosilicate 2,38 mm, cho độ phóng đại 140 lần và độ phân giải 2 micron. Thiết kế này đủ để bạn phân biệt các tế bào máu màu đỏ hay thậm chí là quan sát được một số loài vi khuẩn”.
Mặc dù Foldscope chưa công bố giá bán chính thức nhưng nhà sản xuất cung cấp các gói bán hàng với lựa chọn mua 10, 20… sản phẩm cùng một lúc. Dự kiến, sản phẩm sẽ bắt đầu đến tay người dùng từ tháng tám năm 2017.
Tham khảo: Neowin
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là điện thoại gập đắt nhất Việt Nam: Giá sương sương cỡ... 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB
Trong khi điện thoại gập đang dần trở nên phổ thông nhờ mức giá ngày càng dễ tiếp cận từ các hãng như Samsung hay Oppo, thì Vertu (thương hiệu điện thoại xa xỉ đến từ Anh) lại chọn đi theo hướng ngược lại.
Sếp Samsung kể về mối quan hệ với Google: Từng có khởi đầu "đau đớn" khi phải viết lại toàn bộ code, giờ đây cùng nhau kiến tạo tương lai của Android