Tương lai của Sharp đang vô cùng đen tối, nhưng Foxconn vẫn hào phóng chi ra 6,2 tỷ USD để mua lại công ty của Nhật Bản này.
Tượng đài Sharp đã chấp nhận đề nghị mua lại của Foxconn, nhà sản xuất iPhone chính của Apple, với số tiền 6,2 tỷ USD. Đây là một thương vụ có giá trị lớn đối với hãng sản xuất của Đài Loan, trong khi tương lai của Sharp lại rất đen tối.
Vậy vì sao một công ty đang đứng trước bờ vực như Sharp lại có thể khiến cho Foxconn sẵn sàng bỏ ra 6,2 tỷ USD, và có thể sẽ phải gánh luôn cả các khoản nợ khổng lồ của công ty Nhật Bản?
iPhone
iPhone có thể là một trong những lý do chính. Ngay cả khi Foxconn là nhà sản xuất và lắp ráp iPhone chính cho Apple, nhưng có 2 mảng mà Foxconn chưa thể với tới đó là chip xử lý và màn hình.
Foxconn thèm muốn mảng sản xuất màn hình cho iPhone.
Trong đó, màn hình là một bộ phận đắt tiền nhất của chiếc smartphone và nó đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà sản xuất thay vì chỉ lắp ráp linh kiện. Sharp lại là một trong những nhà sản xuất màn hình cho iPhone của Apple, đây cũng chính là những gì Foxconn muốn nhắm đến.
Thương hiệu
Bên cạnh việc nhắm tới mảng sản xuất màn hình cho iPhone, Foxconn sẵn sàng chi 6,2 tỷ USD để thâu tóm Sharp còn vì những lý do khác. Trong đó thương hiệu cũng là mục đích mà Foxconn nhắm đến.
Sharp vẫn là một thương hiệu có giá trị.
Từ trước đến nay, Foxconn chỉ được biết đến là một nhà sản xuất và lắp ráp thiết bị cho các thương hiệu lớn khác như Apple. Trong khi đó hãng sản xuất của Đài Loan này không có một sản phẩm nào mang thương hiệu riêng của mình.
Trong khi đó, Sharp là một thương hiệu lớn, là tượng đài của Nhật Bản và được biết đến trên cả thế giới. Bất chấp việc công ty này đang gặp rất nhiều khó khăn, thì chỉ riêng cái tên thương hiệu Sharp cũng có giá trị rất lớn.
Cạnh tranh trực tiếp với Samsung
Samsung được biết đến với công nghệ màn hình AMOLED, được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với màn LCD trên iPhone của Apple. Với việc mua lại Sharp, Foxconn hoàn toàn có thể nhảy vào sân chơi mới này và cạnh tranh trực tiếp với Samsung.
Foxconn hoàn toàn có thể đầu tư vào nghiên cứu công nghệ màn hình hiển thị mới, để không chỉ là nhà sản xuất màn hình cho Apple mà còn có thể vươn xa hơn nữa.
Thiên thời
Sharp lâm vào khủng hoảng nhưng lại không còn chấp nhận các khoản đầu tư của Chính phủ Nhật Bản nữa.
Có một điều mà ít người biết đến, đó là vào năm 2012, Chủ tịch Terry Gou của Foxconn đã đầu tư dưới hình thức cá nhân vào một trong những nhà máy sản xuất của Sharp tại Nhật Bản. Điều đó cho thấy Foxconn đã có hứng thú với Sharp từ lâu.
Và thương vụ thâu tóm này được ấn định chỉ là vì nó được xảy ra vào đúng thời điểm. Vì trước đó, Sharp vẫn luôn nhận được các khoản tài trợ từ một quỹ đầu tư của Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên có lẽ đã quá mệt mỏi nên Sharp đã quyết định bán mình thay vì cố gắng sống sót như một “xác sống” của nền kinh tế Nhật Bản.
Tham khảo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín