FPT báo lãi hơn 2.300 tỷ sau 9 tháng, chưa ghi nhận lãi từ thoái vốn FPT Trading và FPT Retail
FPT đã thoái 30% vốn tại FPT Retail và 47% vốn tại FPT Trading. Tuy nhiên, lợi nhuận từ 2 thương vụ này chưa được ghi nhận trong quý 3.
Công ty cổ phần FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2017 với doanh thu hợp nhất đạt 31.131 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016.
Lợi nhuận trước thuế đạt 2.308 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, tương đương 99% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.955 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.507 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu sau 9 tháng đạt 2.845 đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng lợi nhuận của FPT trong 9 tháng đầu năm tiếp tục được đóng góp chủ yếu từ hai lĩnh vực cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, chiếm 73% tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của khối Công nghệ và khối Viễn thông tăng lần lượt là 16% và 10% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận doanh thu đạt 4.879 tỷ đồng, tăng 17%; LNTT đạt 741 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 1/3 lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Như vậy, lợi nhuận từ thương vụ thoái vốn tại FPT Retail và FPT Trading chưa được ghi nhận vào quý 3 năm nay. Hồi đầu tháng 8, FPT đã hoàn tất chuyển nhượng 30% vốn tại FPT Retail cho Dragon Capital và VinaCapital, trong đó Dragon Capital nhận 20% và VinaCapital nhận 10%.
Đến tháng 9, FPT đã tiếp tục bán 47% vốn tại FPT Trading cho tập đoàn Synnex, số tiền mà FPT nhận về là 932 tỷ đồng.
Theo tính toán của Công ty chứng khoán HSC, trong thương vụ bán 30% FPT Retail, 2 quỹ Dragon Capital và VinaCapital đã trả khoảng 39 triệu USD cho FPT, tương ứng mức định giá khoảng 130 triệu USD (gần 3.000 tỷ đồng) và lợi nhuận từ thương vụ này khoảng 660 tỷ đồng.
Trong quý 4 sắp tới, FPT sẽ bán thêm 10% cổ phần tại FPT Retail thông qua IPO để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 45%, qua đó không còn hợp nhất FPT Retail vào FPT, tiến tới niêm yết cổ phiếu vào năm 2018. Thương vụ bán 10% này sẽ đem về thêm 230 tỷ đồng lợi nhuận cho FPT, nâng tổng lợi nhuận từ thoái 40% vốn lên 890 tỷ đồng.
Với FPT Trading, sau khi bán 47% vốn cho Synnex, FPT sẽ bán tiếp 5% cổ phần cho người lao động để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 48% và cũng nhằm tránh hợp nhất kết quả kinh doanh FPT Trading vào FPT. HSC ước tính, lợi nhuận khi bán 52% cổ phần tại FPT Trading là 490 tỷ đồng.
Như vậy, đến cuối năm 2017, sau khi bán xong 40% tại FPT Retail và 52% tại FPT Trading, tổng lợi nhuận của FPT khoảng 1.380 tỷ đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"