Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ FPT đạt 1.303 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016.
Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm với doanh thu hợp nhất đạt 27.340 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016; Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 1.992 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.303 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 8 tháng đạt 2.460 đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Theo FPT, hai khối kinh doanh cốt lõi hiện nay là Công nghệ và khối Viễn thông vẫn tiếp tục tăng trưởng. Trong 8 tháng, 2 khối này có mức tăng lợi nhuận trước thuế lần lượt là 28% và 13% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận doanh thu đạt 4.216 tỷ đồng, tăng 16%; LNTT đạt 628 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 1/3 lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Lĩnh vực Bán lẻ tiếp tục cũng đạt hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch với mức tăng 25% về doanh thu và 44% về LNTT lũy kế. FPT cho biết, trong tháng 08, FPT đã hoàn tất việc bán 30% cổ phần tại Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT. Tiếp theo, FPT dự kiến sẽ chào bán 10% cổ phần Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT cho các nhà đầu tư cá nhân, thực hiện thông qua IPO và niêm yết cổ phiếu của Công ty này tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM muộn nhất vào tháng 04/2018.
Trong khi đó, ở lĩnh vực phân phối, FPT mới đây cũng đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Tập đoàn Synnex - Nhà phân phối thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông và linh kiện điện tử lớn thứ 3 trên thế giới sẽ sở hữu 47% tại công ty TNHH Thương mại FPT.
FPT cho rằng, sau khi thoái vốn thành công tại hai công ty phân phối và bán lẻ và không hợp nhất vào báo cáo tài chính, hai khối Công nghệ và Viễn thông sẽ trở thành những động cơ tăng trưởng chính với tỷ trọng đóng góp 95% vào tổng doanh thu của FPT. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận toàn tập đoàn cũng dự kiến sẽ được cải thiện đáng kể, từ mức 7,4% lên mức 14,6%.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI