Google đang xây dựng một hệ điều hành mới có tên là Fuchsia nhằm thay thế cho Android trong tương lai.
Mặc dù chưa công bố chính thức nhưng rất nhiều nguồn tin cho biết Google đang xây dựng Fuchsia, một hệ điều hành thứ ba được cho là sẽ thay thế Android và Chrome OS trong tương lai. Fuchsia đã có thể hoạt động và bắt đầu có những thử nghiệm đầu tiên trên nhiều loại thiết bị. Fuchsia sẽ có thể chạy trên điện thoại, máy tính bảng và laptop trong tương lai không xa.
Cuối cùng thì Google đã quyết định cho Android "nghỉ hưu" và thay thế nó bằng Fuchsia. Tuy vậy, Google vẫn đảm bảo sẽ giữ lại toàn bộ trải nghiệm vốn có của Android trên hệ điều hành mới này.
Có rất nhiều lý do khiến Android trở nên tuyệt vời đối với người dùng và các nhà sản xuất thiết bị di động. Nhưng Google vẫn có lý do để thay thế và đó chính là tình trạng phân mảnh và phức tạp hiện tại của hệ sinh thái Android.
Hợp nhất Android và Chrome OS sẽ mang tới trải nghiệm các tính năng một cách thống nhất trên bất kỳ loại thiết bị nào và đó chính là mục tiêu mà Fuchsia hướng tới. Người dùng Android sẽ không phải lo lắng khi chuyển đổi sang Fuchsia bới toàn bộ các trải nghiệm cũng như ứng dụng của Android sẽ hoạt động trên Fuchsia.
Trên Twitter, Mishaal Rahman, Tổng biên tập của XDA Developers chia sẻ: "Fuchsia OS vừa mới xuất hiện trong AOSP (Android Open Source Project), và quan trọng hơn cả là nó xuất hiện trong ART (Android Runtime). Điều đó cho thấy Google đang xây dựng Fuchsia bằng ART và sẽ hỗ trợ hoàn toàn các ứng dụng của Android". Bạn có xem thêm về dự án Fuchsia tại đây.
Fuchsia sẽ tiếp tục được phát triển trong vài năm tới trước khi được Google chính thức ra mắt. Tuy nhiên, trong sự kiện Google I/O diễn ra vào tháng tới, Google sẽ công bố bản cập nhật Android P ra thị trường.
Tham khảo BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"