Fujifilm công bố GFX50R: Máy ảnh range-finder với cảm biến Medium format
Đây có thể coi là phiên bản nhỏ gọn, giá rẻ của chiếc Fujifilm GFX50S.
Sau những lời đồn đại trong tháng qua,Fujifilm cuối cùng cũng công bố chính thức chiếc máy ảnh không gương lật với cảm biến Medium format thứ 2 của mình, mang tên GFX50R. Đây có thể coi là một phiên bản rút gọn, với giá bán thấp hơn của chiếc GFX50S đã được giới thiệu 2 năm trước (4.500 USD so với 5.850 USD).
Sản phẩm này vẫn được trang bị cảm biến Medium format (lớn hơn 70% so với Full-frame) với độ phân giải 51.4MP. Bộ xử lí ảnh X-Pro cho phép máy sử dụng các giả lập màu phim đã rất nổi tiếng của các dòng máy Fujifilm.
Máy được thiết kế theo dạng range-finder, tức là có ống ngắm điện tử OLED nằm ở bên tay trái chứ không nằm ở chính giữa. Phía trên, máy đã không còn màn hình hiển thị thông số dạng e-ink như GFX50S, nhưng cũng vì vậy mà mỏng hơn khoảng 1 inch, cũng như nhẹ hơn 145g.
Một điểm nâng cấp so với GFX50S đó là máy đã được nâng cấp lên cổng cắm USB Type-C mới nhất, giúp người dùng có thể chuyển dữ liệu, tether hình ảnh với tốc độ cao hơn.
Hãng cho biết, sản phẩm này được sản xuất không phải để thay thế GFX50S. Với thân hình nhỏ gọn, GFX50R sẽ phù hợp với những ai chụp ảnh chân dung ngoài trời, phóng sự hoặc ảnh đường phố. Còn phiên bản 50S, với hệ thống điều khiển cao cấp hơn cùng báng cầm dày dặn sẽ phù hợp với việc chụp ảnh trong studio, chụp ảnh sản phẩm trong nhà.
Fujifilm GFX50R sẽ được bán ra vào đầu tháng 10 sắp tới, với mức giá là 4.500 USD ( tương đương 105 triệu đồng).
Ngoài ra, hãng cũng thông báo rằng đang phát triển một chiếc máy cao cấp hơn mang tên GFX100S. Fujifilm cho biết đây là chiếc máy ảnh không gương lật Medium format đầu tiên trên Thế giới sở hữu cảm biến với độ phân giải lên tới 100MP.
Sản phẩm này đang trong quá trình hoàn thiện thiết kế, và sẽ được bán ra vào 2019 với mức giá dự kiến là 10.000 USD (tương đương 233 triệu đồng).
Tham khảo: The Verge, Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI