Galaxy Note9 sẽ góp phần mang công nghệ IoT và AI đi xa đến đâu?

    Z-Lion,  

    Với rất nhiều nâng cấp đáng giá về mặt công nghệ, Note9 đã mở ra kỷ nguyên nơi smartphone đóng vai trò trung tâm kết nối và điều khiển mọi thiết bị thông minh khác.

    Kỷ nguyên IoT bắt đầu bước vào giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ

    Trong vòng 3 năm trở lại đây, công nghệ Internet of Things (IoT) đã bất ngờ phát triển mạnh mẽ, tạo ra những khái niệm đầu tiên về một tương lai mọi thiết bị điện tử có thể kết nối vào một hệ thống thống nhất và trở nên tự động hóa toàn phần. Theo thống kê của Gartner - công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới, chúng ta sẽ sở hữu khoảng 11,9 tỉ thiết bị IoT tính đến hết năm 2018 và bùng nổ lên con số 20,4 tỷ trong năm 2020. Đó chính là lời khẳng định công nghệ này sẽ sở hữu tốc độ phát triển khủng đến cỡ nào trong vòng 2 năm tới.

    Thế nhưng không phải ngẫu nhiên, IoT lại lựa chọn bước ra ánh sáng ở thời điểm hiện tại để đưa cuộc cách mạng công nghệ lên một tầm cao mới. Đó là cả một quá trình chuẩn bị công phu với sự phát triển của hàng loạt khía cạnh khác như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và đặc biệt là smartphone - chiếc chìa khóa vạn năng của cuộc sống.

    Galaxy Note9 sẽ góp phần mang công nghệ IoT và AI đi xa đến đâu? - Ảnh 1.

    IoT đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.

    Không chỉ đơn giản đáp ứng nhu cầu nghe gọi truyền thống nữa, smartphone giờ đây còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng thông qua mạng xã hội, mang đến những công cụ mạnh mẽ để phục vụ cho cả mục đích công việc lẫn giải trí. Và khi mà chiếc điện thoại bé bằng lòng bàn tay đã đủ sức thay thế máy tính trong nhiều tác vụ khác nhau, cũng là lúc “trùm cuối” IoT lộ diện để giúp chúng ta kết nối và điều khiển toàn bộ thiết bị trong gia đình một cách dễ dàng.

    Samsung đã sớm đón đầu công nghệ tương lai với kế hoạch cực kỳ công phu

    Trong kỷ nguyên IoT đang phát triển như vũ bão hiện nay, Samsung nổi lên như một người tiên phong vĩ đại với khoản đầu tư khổng lồ lên đến 14 tỉ USD dành riêng cho quá trình nghiên cứu công nghệ này. Đến nay, nhà sản xuất Hàn Quốc lừng danh đã làm rất tốt trong việc đón đầu IoT cũng như AI với hàng loạt dự án cực khủng với quy mô rất lớn.

    Khởi đầu cho hành trình chinh phục IoT, Samsung đã cho ra mắt con chip ARTIK vào năm 2015 với bộ xử lý riêng, khả năng kết nối Wi-Fi và sẽ là trái tim trong hệ sinh thái Kết nối vạn vật trong tương lai. Trong cùng năm này, Samsung đã chi tới 200 triệu USD để mua lại công ty SmartThings, cũng là tên của nền tảng IoT tích hợp toàn bộ phần cứng và phần mềm của hãng như Smart View, Samsung Connect và giúp dễ dàng kết nối cũng như điều khiển mọi thiết bị thông qua smartphone.

    Galaxy Note9 sẽ góp phần mang công nghệ IoT và AI đi xa đến đâu? - Ảnh 2.

    Samsung đã nắm trong tay hệ sinh thái IoT cực lớn, sẵn sàng bùng nổ trong tương lai gần.

    Trong 3 năm phát triển, Samsung cũng đã mở rộng rất nhiều hệ sinh thái đồ điện tử. Không còn giới hạn ở smartTV nữa, hệ thống IoT của Samsung giờ đây còn xuất hiện của tủ lạnh Family Hub, điều hòa hay máy giặt thông minh. Người dùng chỉ cần nằm một chỗ thư giãn mà vẫn có thể theo dõi hoạt động của những thiết bị này thông qua một ứng dụng duy nhất trên smartphone. Không những vậy, vào năm 2016, Samsung còn hợp tác với Open Connectivity Foundation (OFC) - tổ chức tiêu chuẩn hóa IoT lớn nhất thế giới, để thống nhất tiêu chuẩn chung cho các thiết bị của mình.

    Galaxy Note9 - chìa khóa vạn năng đưa IoT vào ngay lòng bàn tay của người dùng

    Với phương châm quy mọi thiết bị IoT về một mối, giúp người dùng không còn băn khoản khi lựa chọn giữa quá nhiều thiết bị khác nhau, Samsung đã đưa ra câu trả lời cực kỳ đanh thép mang tên Galaxy Note9. Không chỉ là smartphone mạnh mẽ nhất thị trường hiện nay, Note9 còn được trang bị những tính năng phù hợp để dễ dàng tương thích với hệ sinh thái IoT của Samsung, đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật cao để người dùng an tâm sử dụng. Với nền tảng SmartThings, cùng với những công nghệ trung gian như trợ lý ảo Bixby, AI, VR hay AR, Note9 đã mở ra kỷ nguyên nơi smartphone đóng vai trò trung tâm kết nối và điều khiển mọi thiết bị thông minh khác.

    Một trong những cải tiến đáng chú ý nhất trên Galaxy Note9 chính là cây bút S-Pen đặc trưng “thần thánh”. Không chỉ giúp người dùng dễ dàng viết note, vẽ tranh, S-Pen giờ đây còn tích hợp cả công nghệ Bluetooth tiết kiệm năng lượng (BLE) để biến thành một chiếc điều khiển từ xa cực tiện lợi. Nhờ đó, chúng ta có thể chơi nhạc, chụp ảnh, mở khóa màn hình,... chỉ với một cú bấm đơn giản mà chẳng cần phải chạm vào máy. 

    Đặc biệt hơn, S-Pen còn có thể trở thành một trợ lý đắc lực trong buổi thuyết trình của bạn với khả năng phối hợp ăn ý cùng Samsung DeX. Chỉ cần chép file cần trình chiếu vào màn hình máy tính là bạn đã có thể cây bút thần kỳ này để thoải mái trình bày nội dung của mình rồi.

    Galaxy Note9 sẽ góp phần mang công nghệ IoT và AI đi xa đến đâu? - Ảnh 3.

    Bút S-Pen sẽ trở thành trung tâm điều khiển hệ sinh thái IoT trong tương lai?

    Bất ngờ dành những cải tiến đắt giá nhất cho S-Pen trên Note9, Samsung đã không giấu nổi tham vọng IoT đối với dòng smartphone Galaxy Note. Chưa biết chừng khi hệ sinh thái IoT trở nên hoàn thiện hơn trong tương lai gần, S-Pen sẽ giúp chúng ta dễ dàng kích hoạt cũng như điều khiển ngôi nhà thông minh của mình. Dù là bật TV, mở điều hòa, theo dõi tình trạng tủ lạnh,... tất cả sẽ được giải quyết với vài thao tác bấm nút đơn giản.

    Không những vậy, Note9 còn sử dụng viên pin với dung lượng cực khủng, lên đến 4,000 mAh, để mang đến những trải nghiệm xuyên suốt, liên tục trong cả một ngày dài. Chúng ta đều biết rằng những kết nối mạng (Wi-Fi hay thậm chí là 3G/4G) chưa bao giờ thân thiện với pin của đồ điện tử. Vì thế, đây có thể xem là bước chạy đà quá hoàn hảo của Samsung để smartphone có thể duy trì kết nối lâu hơn và cho phép người dùng sử dụng ổn định hơn.

    Galaxy Note9 sẽ góp phần mang công nghệ IoT và AI đi xa đến đâu? - Ảnh 4.

    Note9 đã mở ra triều đại của smartphone pin khủng, giúp trải nghiệm IoT được liên tục và trọn vẹn hơn.

    Ngoài phần cứng ra, Samsung cũng đặc biệt chú trọng tích hợp và phát triển công nghệ AI trên flagship của mình. Trong đó đáng chú ý nhất chính là hệ thống camera vốn đã cao cấp, nay lại càng trở nên thông minh hơn. AI sẽ giúp camera nhận diện và phân loại đối tượng chụp ảnh để đưa ra chế độ chụp tối ưu nhất, đồng thời còn phát hiện cả những khuyết điểm trong ảnh chụp (nhòe, mờ,...) để đưa ra thông báo kịp thời.

    Bên cạnh đó, AI còn đóng vai trò quan trọng trong sự trở lại cực hoành tráng của trợ lý ảo Bixby, giờ đây đã có hẳn phím vật lý riêng để kích hoạt. So với phiên bản trước, Bixby giờ đây đã trở nên thông minh hơn, biết quan sát và học hỏi thói quen của người dùng, cũng như khả năng trò chuyện, đối đáp cực tự nhiên và duyên dáng. Bixby còn liên kết với rất nhiều ứng dụng, dịch vụ để giúp giải đáp thắc mắc của người dùng một cách nhanh chóng mà không cần phải trực tiếp truy cập vào những ứng dụng đó.

    Galaxy Note9 sẽ góp phần mang công nghệ IoT và AI đi xa đến đâu? - Ảnh 5.

    Note9 còn tích hợp AI mạnh mẽ để mang lại trải nghiệm tự động hóa cao cấp nhất.

    Như vậy, có thể thấy Samsung đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết với Galaxy Note9 để đưa flagship này, cũng như toàn bộ thị trường smartphone, đến gần hơn với công nghệ IoT và AI. Sẽ không có gì bất ngờ khi chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, toàn bộ hệ sinh thái nhà thông minh sẽ được gói gọn lại trong tay bạn, với chỉ vài thao tác đơn giản trên điện thoại là đã có thể dễ dàng sử dụng và tận hưởng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ