Galaxy S10 có thể dùng pin graphene: sạc nhanh gấp 5 lần, tuổi thọ lâu hơn pin Lithium-ion tới 45%, không nổ
Pin graphene có tốc độ sạc gấp 5 lần pin Lithium-ion nhưng lại không gây cháy nổ và thân thiện với môi trường hơn.
Tháng 11 năm ngoái, Samsung đã nhận được bằng sáng chế cho một giải pháp dựa trên graphene có thể dẫn đến một loại pin có mức sạc (sạc được nhiều lần) cao hơn 45% so với pin lithium-ion hiện tại. Bây giờ, sau nhiều năm phát triển, một người làm trong ngành công nghiệp này tiết lộ rằng pin graphene của Samsung về cơ bản được tạo ra thành công và thậm chí có thể đưa nó vào thiết bị ngay từ năm sau.
Smartphone Samsung vẫn đang sử dụng pin lithium-ion
Như đã đề cập, một trong những điểm ấn tượng nhất của pin graphene là khả năng lưu giữ nhiều năng lượng. Các tế bào pin graphene cũng có tốc độ sạc nhanh gấp 5 lần so với các giải pháp hiện tại. Điều này có nghĩa rằng nếu thỏi pin lithium-ion có thể mất 1 giờ để đạt được một mức sạc đầy nhất định thì pin graphene có thể làm điều này trong khoảng 12 phút. Dù tốc độ sạc nhanh hơn nhưng pin graphene lại lâu lão hóa hơn so với pin lithium-ion hiện tại.
Khi sản xuất bắt đầu tăng, pin graphene cũng có thể rẻ hơn các giải pháp lithium-ion và cũng thân thiện với môi trường hơn. Tính năng tốt nhất từ pin graphene là khả năng chống nổ, một điều mà những công ty như Samsung luôn ao ước. Sau tất cả, rõ ràng Samsung không muốn kịch bản với Galaxy Note7 lặp lại một lần nào nữa.
Hiện tại, chưa rõ chính xác khi nào Samsung sẽ bắt đầu sử dụng pin mới bên trong smartphone của mình. Tuy nhiên, Galaxy Note10 được xem là ứng cử viên tiềm năng nhất. Nếu trường hợp này xảy ra, cả thời lượng pin và tốc độ sạc từ chiếc flagship 2019 của Samsung sẽ vượt qua mọi kỷ lục trước đó, kể cả Mate 20 Pro của Huawei (thiết bị này có thể làm đầy 70% pin trong vòng 30 phút).
Tham khảo: PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"