Mua máy console là tiếp tay cho chiến tranh tại Congo?

    PV, Thế Tài 

    Rất nhiều thiết bị của các máy console ngày nay được chế tạo từ những nguyên liệu khai thác ở quốc gia châu Phi này. Đáng lo hơn, tiền kiếm được từ việc này lại dùng để phát động chiến tranh.

    Việc sở hữu một máy console trên thực tế lại có nhiều ảnh hưởng đến cuộc chiến tại Congo  hơn một game thủ có thể kiểm soát. Trong thời gian gần đây, cây viết Nicholas D. Christoff của thời báo New York Times đã chỉ ra mối liên hệ giữa cuộc chiến vô nghĩa tại quốc gia châu Phi này với các công ty sản xuất thiết bị điện tử, trong đó có Microsoft, Sony và Nintendo.


    Được biết, việc khai thác và bán khi kim cương để lấy kinh phí đầu tư cho quân đội tại nước cộng hòa dân chủ Congo đã bắt đầu thuyên giảm trong những năm gần đây nhờ nỗ lực của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, điều đó vô hình chung lại dẫn tới một hệ quả đáng lo ngại hơn khi các loại khoáng sản khác được đem ra thay thế kim cương trong các cuộc chiến tranh.

    Những thiết bị được làm từ thiếc, vonfram và vàng trong các máy console ngày nay có thể được làm từ chính những khoáng sản khai thác trên trên quốc gia này. Đáng buồn hơn cả là tiền kiếm được từ hành động đó lại dùng để phát động một trong những cuộc chiến đau thương nhất kể từ thời Thế Chiến thứ 2.


    Rất nhiều tổ chức trên thế giới đã kêu gọi các công ty kiểm soát nguồn vật tư của mình để đảm bảo rằng họ không sử dụng những nguyên liệu được khai thác từ Congo. Tuy nhiên, không nhiều đơn vị dám khẳng định rằng mình không nhập khoáng sản từ quốc gia nằm trong vùng chiến này.

    Microsft, Sony và Nintendo cũng đã được liên hệ để xin ý kiến về việc sử dụng các loại khoáng sản “bẩn” này và liệu họ có sử dụng chúng để chế tạo các thiết bị chơi game như PS3, PSP, Xbox 360, Wii và DS hay không. Tuy nhiên, chỉ có Microsoft đáp lại lời thỉnh cầu này.


    Khi được tham vấn, họ thẳng thừng tuyên bố rằng một trong những ưu tiên hàng đầu của Microsoft là sử dụng các loại khoáng sản có nguồn gốc không liên quan đến những cuộc xung đột. Tuy nhiên, để làm rõ xuất xứ của chúng không phải là việc dễ dàng. Vì thế Microsoft đang bắt tay cùng các đối tác kinh doanh để tìm ra biện pháp hiệu quả trong việc quản lí và giám sát.
     
    Vào đầu năm nay, khi phải trả lời tổ chức Raise Hope for Congo về vấn đề trên, hãng Nintendo cũng phủ nhận việc họ có liên quan đến việc mua bán nguyên vật liệu từ Congo. Nintendo cho biết đơn đặt hàng của họ không có những khoáng sản gốc mà thường là các bộ phận được một nhà sản xuất thứ ba cung cấp.


    Đối tác của họ phải đảm bảo tuân thủ theo điều luật của bộ trách nhiệm xã hội về việc không chấp nhận những vật phẩm lai lịch không hợp pháp. Trong khi đó, trái với các đối thủ của mình, đến giờ Sony vẫn im hơi lặng tiếng về vụ việc này.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ