Các nhà khoa học nên áp dụng trò chơi điện tử vào nghiên cứu thôi.
Cái việc các nhà nghiên cứu tìm ra một cái gì mới mẻ thì không làm ai ngạc nhiên cả, cuối cùng thì đó chính là công việc của họ. Nhưng lần này lại khác, khi mà không thông qua một phòng thí nghiệm với hàng đống trang thiết bị, lần này khám phá mới lại được hé lộ khi... chơi điện tử. Và đặc biệt hơn, trong số những người chơi điện tử ấy không ai là nhà khoa học nghiên cứu cả.
Những game thủ trò chơi Foldit, một trò chơi giải đố cạnh tranh giữa các đội xem đội nào sẽ tạo nên được một chuỗi protein hoàn chỉnh nhất, đã đánh bại các nhà khoa học. Một đội ngũ game thủ đã chiến thắng được đội ngũ các nhà khoa học gồm 2 chuyên gia được huấn luyện kĩ càng và 61 sinh viên sinh học trường Đại học Michigan.
Giao diện trò chơi Foldit.
Dù rằng cần tới 469 người chơi để đánh bại được những nghiên cứu sinh kia, thì cái danh nghĩa “game thủ đánh bại nhà khoa học trong việc xác định được chuỗi protein” vẫn cực kì oai.
Chuỗi protein mà họ khám phá ra cũng không hề tầm thường, khi mà nó có thể giúp chúng ta trong công cuộc chống chọi bệnh Alzheimer, một khi cộng đồng y học bắt đầu nghiên cứ và sử dụng nó.
Và ta có thể thấy rõ lợi ích của việc nghiên cứu từ cộng đồng này, khi mà có thể tạo ra quy mô nghiên cứu trên diện cực kì rộng với sự chung tay giúp đỡ của nhiều người.
Hơn nữa, nó còn cho thấy tác dụng của việc thêm trò chơi vào việc nghiên cứu khoa học. Tác giả của bản nghiên cứu, Scott Horowitz nhấn mạnh rằng người chơi trò chơi Foldit học về protein rất nhanh “bởi vì đây là một đề tài thú vị”, họ nói như vậy. Trong khi đó sinh viên phải mất tới hàng tuần để có thể nhồi nhét được lượng kiến thức từ các bài giảng cùng nội dung như thế.
Cứ đà áp dụng như thế này, thì trò chơi điện tử sẽ giúp các nhà khoa học giảm thiểu đi rất nhiều thời gian nghiên cứu.
Tham khảo engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI