Gần 300 loài sinh vật biển “lạc trôi” theo dòng rác thải từ Nhật Bản sang Mỹ sau trận động đất lịch sử năm 2011
Sau trận động đất lịch sử tại Đông Bắc Nhật Bản, hàng trăm loài sinh vật biển đã theo xác một chiếc tàu trôi qua Thái Bình Dương và cập bến nước Mĩ.
- Bão Irma rút cạn nước biển, hiện tượng kỳ quái hiếm thấy
- Từ vũ trụ có thể thấy biển Đen đã thay đổi màu sắc – NASA cảnh báo nguy cơ gây hại cho động thực vật
- Cùng ngắm nhìn những bức ảnh đẹp nghẹt thở về các loài sinh vật kì dị dưới đáy biển sâu
- Có một biển nước lớn bằng tổng các đại dương cộng lại đang nằm sâu dưới lớp vỏ Trái Đất, và viên ngọc nhỏ bé này là bằng chứng
Một nguồn tin tiết lộ rằng chiếc tàu này đến từ Misawa (Nhật Bản). Đây là thành phố chịu ảnh hưởng của cơn sóng thần lịch sử năm 2011. Sau 15 tháng trôi dạt trên Thái Bình Dương, chiếc tàu cùng hơn 1,8 tấn sinh vật biển sống sót trên đó đã "hạ cánh" xuống Oregon. "Đó là một phát hiện tuyệt vời" - Chapman, vị giáo sư ngành Thủy sản của Đại học bang Oregon nói với The Verge, "So với những gì tôi đã thấy, bộ não tôi vẫn chưa thể tin nổi đó là sự thật."
Sên biển được tìm thấy trên một chiếc tàu bị sóng đánh trôi dạt từ Nhật Bản đến Oregon vào năm 2015.
Theo một nghiên cứu được tạp chí Khoa học công bố, chiếc tàu này là một trong hàng trăm chiếc đã bị sóng thần đánh vỡ trên biển. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào hàng trăm loài sinh vật biển kia có thể trôi dạt suốt hơn 6.800 km mà vẫn sống sót trong suốt hành trình? Câu trả lời có lẽ là vì chiếc tàu và đống rác thải khác được làm bằng chất dẻo, xi măng và các sợi thủy tinh, thậm chí là mảnh gỗ hoặc rong biển. Nghiên cứu mới này cho thấy một cơ chế di cư khác nữa của các loài trên thế giới. Tuy vậy, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Các sinh vật mới du nhập vào địa phương có thể gây ra tác hại cho các loài "gà nhà" khác. Đôi khi có thể dẫn đến tuyệt chủng hoặc thiệt hại đáng kể về kinh tế. Ví dụ, ở Hawaii, các loài thực vật, chim chóc tiến hóa suốt hàng triệu năm hiện đang bị giống loài mới hơn xâm lấn. Trung âm Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ ước lượng các loài mới này khi chiếm cứ "địa bàn" đã tiêu tốn hơn 120 tỷ USD (2.700 tỷ VND) thiệt hại hằng năm.
Sao biển được tìm thấy trên chiếc sà lan trôi dạt vào biển Agate, Oregon vào năm 2012.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng loài cá biển di chuyển nhờ dòng nước mạnh. Caridwen Fraser, giảng viên cao cấp của Trường học Môi trường và Xã hội tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết những điểm tương đồng về di truyền giữa các quần thể xa xôi chứng tỏ rằng loài vật này đã từng vượt qua đại dương trước đây để thực hiện quan sát. Fraser, người không tham gia vào nghiên cứu được công bố tên tờ báo Khoa Học, vị đồng tác giả của một số nghiên cứu từ năm 2010 mô tả một số loại nhuyễn thể, giáp xác và nhện biển từng thực hiện chuyến đi kéo dài vài tuần vượt hơn 150 km để đến New Zealand.
Nghiên cứu hôm nay cung cấp bằng chứng mới mẻ và thú vị hơn. Martin Thiel, giáo sư Sinh học biển tại một trường đại học ở Chile nói: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể ghi lại hành trình lớn đến vậy. Chúng tôi biết rằng nó đã xảy ra, nhưng đây là lần đầu tiên được nhìn thấy nó về trong thực tế."
Sao biển được tìm thấy trên chiếc tàu Misawa năm 2012.
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, sau trận động đất 9 độ Richter xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản, một cơn sóng thần khổng lồ với các đợt sóng vô cùng cao đã phá hủy toàn bộ thành phố, chết hơn 20.000 người. Khi thiên tai đã ngớt, Chapman và một nhóm các nhà khoa học khác đã phân tích hơn 600 mảnh vụn các con tàu. Công việc này bắt đầu từ năm 2012 đến năm ngoái. Thông qua phân tích và xét nghiệm di truyền, họ đã xác định được 289 loài động vật thân mềm, ví như cua, sao biển, bọt biển, thậm chí cả các con cá sống qua cuộc du hành từ Nhật Bản.
Các mảnh vỡ được đưa vào trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học bang Oregon để kiểm tra.
Các loài vật này đã sống sót được trong thời gian dài bởi chúng đều bám theo các loại rác thải có chất liệu không phân hủy. Trong vai trò đồng tác giả nghiên cứu, James Carlton, giáo sư danh dự của khoa học Biển trường Cao đẳng Williams cho biết: "Những loài này có thể tồn tại trong nhiều năm nếu lớp "bè" hoặc con tàu mà chúng bám vào không bị phân rã dưới nước. Bởi vì, cũng theo kết quả nghiên cứu, chỉ cần một mảnh vỡ nhỏ là các loài sinh vật này đã có thể "quá giang" một chuyến đi."
Không có bằng chứng cho thấy bất kì loài này trong số đám sinh vật này đã xâm lấn ở Mỹ, tuy nhiên "còn quá sớm để khẳng định" - Carlton nói với The Verge. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian vài năm cho các loài phi bản địa tìm thấy chính mình trong một khu vực mới, và thật khó để dự đoán xem loài nào có thể gây hại cho đến khi một giống sinh vật trong chúng trở nên có vấn đề. Mặt khác, một số loài có tiền sử là giống xâm lược có hại ở các quốc gia khác. Theo ông Chapman, loài ếch được gọi là Mytilus gralloprovincialists, loài phổ biến nhất được tìm thấy trong đợt sóng thần tàn phá, được biết đến rộng rãi vì nhanh chóng tái sinh sôi thay thế loài trai sò khác, từ đó tạo ra nhiều vấn đề ở Nam Phi.
Một mảnh vỡ của chiếc tàu được bao phủ bởi rất nhiều sinh vật biển tìm thấy vào năm 2013.
Steven Chow, giáo sư của trường Khoa học Sinh học thuộc Đại học Monash, Australia, cho biết "nghiên cứu đã khám phá ra một quá trình hoàn toàn mới lạ và đáng ngạc nhiên. Nó làm thay đổi thế giới quan của chúng ta về cách mà sinh vật biển có thể trở nên xâm lấn ở nơi khác." Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu không ngạc nhiên với kết quả có được và nói rằng nó củng cố những gì họ đã hiểu. Trong một email gửi The Verge, Fraser viết: "Nó là một ví dụ điển hình về sự đa dạng của các sinh vật có thể dịch chuyển thông qua cơ chế này."
Tàu Nhật trôi dạt vào bờ ở Oregon.
Nghiên cứu cho thấy chất thải nhựa phổ biến ở đại dương có thể phá hủy hệ sinh thái nhiều hơn chúng ta đã biết trước đây. Chapman nói: "Loài rùa ăn phải túi nhựa và chết nhiều hơn, và nó xảy ra với hầu hết các loài sinh vật biển của chúng ta. Đó cũng là vấn đề xung quanh đại dương mà sau đó có thể trở thành vấn đề kinh tế nghiêm trọng".
Việc di cư hàng loạt từ Nhật sang Mỹ hiện vẫn đang tiếp tục. Các mảnh vụn bị sóng thần tàn phá khác dự kiến sẽ đến bờ biển phía tây vào mùa thu này và mùa xuân tới. Không biết là loài sinh vật nào vẫn còn sống trong suốt 7 năm kể từ khi chúng được kéo ra biển. "Chúng ta sẽ chờ xem những gì còn sót lại. Điều này chưa thể chấm dứt", Carlton nói.
Một mảnh vỡ với chú sò bám bên trên xuất hiện trên bờ biển vịnh Alsea, Oregon vào năm 2012.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"