Gần một nửa nhà máy điện than trên thế giới đang lỗ nặng mỗi năm vì lý do bất ngờ này
Các nhà khoa học tin rằng, thế giới có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la nếu chúng ta thay thế được các nhà máy điện than bằng điện tái tạo với nguồn cung dồi dào và công suất ổn định hơn.
Than đá là nguồn năng lượng thống trị bản đồ năng lượng thế giới trong suốt hơn 1 thế kỷ qua. Nó cung cấp năng lượng chính cho cuộc cách mạng công nghiệp và tạo ra điện cho hàng tỷ hộ gia đình trên thế giới. Nhưng tất nhiên mọi thứ đều hạn hữu và không có gì tồn tại mãi mãi.
Một nghiên cứu mới đây của nhóm chuyên gia cố vấn Carbon Tracker tại Luân Đôn, Anh đã nêu bật những vấn đề nội tại của các nhà máy nhiệt điện than đá trên thế giới. Theo thống kế có khoảng 42% nhà máy điện than đá trên thế giới đang lỗ.
Tuyên bố trên có phần khá tương đồng với những số liệu thống kê mà chúng ta nghe đến trong vài năm qua. Một nghiên cứu công bố hồi năm 2017 cho thấy, việc xóa sổ các nhà máy nhiệt điện than và thay bằng điện gió có khi còn tiết kiệm hơn việc ưu tiên dùng than đá để tạo điện
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là than đang dần trở thành một loại nhiên liệu "đắt đỏ" chứ không còn dồi dào và rẻ mạt như trước kia. Nói cách khác, các nhà máy than sẽ tốn nhiều chi phí hơn để vận hành, một phần vì thiếu nguồn cung và giá mua than đắt đỏ hơn.
Carbon Tracker đã kiểm tra hơn 6.500 nhà máy than trên khắp thế giới bằng cách sử dụng máy học và hình ảnh vệ tinh. Dữ liệu thống kê này giúp ước tính sản lượng và công suất vận hành của các nhà máy điện than trên toàn cầu. Kết quả chỉ ra, gần một nửa nhà máy điện than trên thế giới đang hoạt động với công suất thấp hơn so với thiết kế. Nói đúng hơn, họ không thể sản xuất đủ điện chỉ vì chi phí hoạt động quá lớn và giá than ngày càng cao.
Các nhà máy điện tái tạo sẽ là câu trả lời cho an ninh năng lượng toàn cầu trong tương lai
Quốc gia gặp phải những vấn đề tồi tệ nhất với than đá hiện nay chính là Trung Quốc. Nước này hiện có hơn 1 ngàn nhà máy điện than đang hoạt động dưới công suất. Xếp thứ hai là Mỹ và sau đó là Ấn Độ và EU với khoảng 200 nhà máy nhiệt điện như vậy. Các nhà máy điện than ở những quốc gia như Nhật Bản, Nga, Nam Phi và Hàn Quốc cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Nếu nhà máy điện than lỗ như vậy, tại sao nó vẫn đang hàng ngày hoạt động? Theo Carbon Tracker, nguyên nhân bởi người nộp thuế vẫn đang cố níu giữ chúng. Tại Mỹ, người dân trả hàng tỷ đô la tiền trợ cấp để ngăn hàng trăm nhà máy điện than đóng cửa, gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của Mỹ. Carbon Tracker ước tính, nước Mỹ hoàn toàn có thể tiết kiệm được khoảng 78 tỷ USD nếu đóng cửa hầu hết các nhà máy điện than trong vài thập kỷ tới.
Tiếp tục "níu kéo" nhà máy điện than sẽ chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Đến năm 2040, khoảng 72% các nhà máy than trên thế giới sẽ không có lãi. Điều này đồng nghĩa, chi phí trợ cấp cho các nhà máy than sẽ tăng vọt tới mức các nền kinh tế không thể gánh vác nổi.
Nếu chính phủ các nước không có kế hoạch sớm thay thế điện than bằng nguồn điện từ năng lượng tái tạo, tất cả nhân loại sẽ phải trả cái giá rất đắt không chỉ về môi trường mà còn cả về mặt kinh tế.
Tham khảo PopularMechanics
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"