Gặp gỡ CEO Lazada: "Amazon của Đông Nam Á"

    PV,  

    Đông Nam Á là thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu người tiêu dùng và tầng lớp trung lưu phát triển ngày càng nhanh chóng.

    Nhà sáng lập kiêm CEO Lazada Maximilian Bittner

    Nhà sáng lập kiêm CEO Lazada Maximilian Bittner

    Khởi đầu đúng thời điểm tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan đến siêu bão tàn phá Philippines, việc vận hành một doanh nghiệp tại Đông Nam Á đối nhà sáng lập kiêm CEO Maximilian Bittner của hãng thương mại điện tửLazada gặp không ít thách thức.

    Lazada được biết đến là “Amazon của Đông Nam Á”, là mô hình bán hàng điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực này, cung cấp sản phẩm đa dạng từ hàng điện tử tiêu dùng đến quần áo tại 4 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

    Mặc dù gặp nhiều thách thức nhưng Lazada đã có những bước tiến lớn trong việc thiết lập vị thế tại Đông Nam Á- thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu người tiêu dùng và tầng lớp trung lưu phát triển ngày càng nhanh chóng.

    Theo nguồn tin từ CNBC, doanh thu của Lazada tăng hơn gấp đôi trong vòng 6 tháng gần đây, đồng thời lượng truy cập tăng trưởng 70% lên tới mức 1 triệu lượt mỗi ngày trong khoảng thời gian này.

    CEO Bittner chia sẻ với CNBC: “Tôi hy vọng nó sẽ tăng tốc từ đây, khi mà mọi người ngày càng sử dụng nhiều hình thức mua sắm trực tuyến”.

    Bittner vốn là một nhà tư vấn nhưng sau đó rẽ sang con đường kinh doanh. Ông cho biết theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu bán lẻ (Centre for Retail Research), mua sắm trực tuyến hiện chỉ mới chiếm 1% doanh tổng doanh thu bán lẻ tại Đông Nam Á, khá bé nhỏ so với mốc 8% tại Trung Quốc và hơn 10% tại Mỹ, Anh.

    “Điều này cho thấy có cơ hội phát triển rất lớn. Chúng tôi vẫn còn một con đường rất dài để đi”, Bittner chia sẻ.

    “Khi bạn nhìn vào các công ty như Amazon và Alibaba sẽ thấy, những thứ lớn lao mà họ xây dựng là một cơ hội khổng lồ đầy thú vị”, CEO Lazada nhấn mạnh thêm.

    Lazada có mô hình kinh doanh tương tự Amazon, cả hai đều bán hàng tồn kho của mình cũng như cho phép bên thứ 3 bán hàng hóa trên trang web của hãng. Tuy nhiên, việc vận kinh doanh thương mại điện tử tại Đông Nam Á có nhiều thách thức khác biệt.

    “Khi Amazon bắt đầu tại Mỹ, họ không phải nghĩ đến việc sẽ đóng gói sản phẩm cho khách hàng ra sao- điều này đã có UPS đối trong lĩnh vực phân phối”, Bittner phân tích.

    Trong khi đó, Lazada đã thành lập riêng một bộ phận chuyên vận chuyển riêng cho mỗi thị trường, phục vụ hơn 30% tổng toàn bộ đơn đặt hàng, vị CEO này cho biết. “Tại các thị trường, chúng tôi không chỉ chịu trách nhiệm với khâu hậu cần, mà ngay cả mạng lưới thanh toán cũng là một điểm khác biệt. Phương thức thành toán lớn nhất của chúng tôi vẫn là tiền mặt khi giao hàng”, Bittner tiết lộ với CNBC.

    “Một trong những thách thức thực sự là hướng dẫn khách hàng các trải nghiệm mua sắm. Ví dụ, chúng tôi gửi cho họ một tin nhắn với nội dung chúng tôi đã nhận được đơn đặt hàng. Có rất nhiều thứ cần đào tạo khách hàng trong suốt toàn bộ trải nghiệm mua sắm trực tuyến”, Bittner nhấn mạnh thêm.

    “Các nhà đầu tư rót tiền vào chúng tôi cũng tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thương mại điện tử”. Kể từ khi thành lập cách đây 2 năm, Lazada đã hấp dẫn các nhà đầu tư như JPMorgan và gần đây nhất là gã khổng lồ bán lẻ nước Anh Tesco, hãng đã mua lại quyền chi phối cổ đông thiểu số tại Lazada vào hồi tháng 12.

    Bên cạnh ấn tượng làm việc với hãng lớn như Morgan Stanley, McKinsey & Company và công ty đầu tư mạo hiểu tập trung vào thương mại điện tử như Rocket Internet, CEO Bittner cho biết có những thứ mà trong mối quan hệ hợp tác với những công ty lớn bạn không thể chuẩn bị.

    Có một điều tôi đã không được dạy là góc độ con người của việc vận hành một doanh nghiệp, khả năng quản lý những đội ngũ rất rất lớn”, Bittner cho biết. Lazada hiện có khoảng 1.500 nhân viên khắp 5 quốc gia, từng bắt đầu đội ngũ cốt lõi chỉ với 5 người.

    “Cũng cả việc bạn không dự tính được sẽ làm việc bao lâu, vất vả thế nào hay sẽ không có ngày nghỉ cuối tuần”, Bittner bổ sung thêm. Bạn có thể được chuẩn bị cho một khía cạnh nhất định của doanh nghiệp, nhưng đến cuối cùng, những gì thực sự lên xuống trong ngày luôn là thử nghiệm và mắc lỗi. Hãy liên tục cải thiện và điều chỉnh những gì bạn cố gắng đặt được và có một cách tiếp cận linh hoạt trong cách bạn thực hiện tầm nhìn của mình”, nhà sáng lập Lazada chia sẻ những trải nghiệm trên con đường kinh doanh của mình.

    Theo Thảo Nguyên
    CafeBiz/CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày