Gặp gỡ loài sói hiếm biết bơi và thích ăn hải sản

    Q.Giang,  

    Không giống những người anh em đồng loại khác của mình, loài sói đảo Vancouver được mệnh danh là loài sói sống với hai chân trên cạn, hai chân dưới nước.

    Không giống những người anh em đồng loại khác của mình, loài sói đảo Vancouver được mệnh danh là loài sói sống với hai chân trên cạn, hai chân dưới nước.

    Gặp gỡ loài sói hiếm biết bơi và thích ăn hải sản - Ảnh 1.

    Một con sói đảo sinh sống trên đảo Vancouver, Canada

    Chúng di chuyển như những bóng ma dọc theo bờ biển trên đảo Vancouver, Canada và khó bị bắt gặp đến nỗi con người cũng hiếm khi nhìn thấy chúng trong những khu rừng rêu phong ẩm thấp.

    Vào năm 2011, ông Bertie Gregory, một nhà làm phim người Anh, đã trở thành một trong số ít những người may mắn có cơ hội nhìn thấy loài sói đảo (hay còn gọi là sói biển) này. Ông chia sẻ: “Chắc chắn có điều gì đó đặc biệt về sự tồn tại của loài sói này, tôi đã thấy những nét kỳ bí và cả vầng hào quang bao xung quanh chúng.”

    Trải nghiệm này đã thôi thúc ông quay trở lại Vancouver và thực hiện loạt phim tài liệu đầu tiên trên Youtube của National Geographic với tiêu đề “Khám phá thiên nhiên hoang dã cùng Bertie Gregory” (wild_life with bertie gregory), lên sóng tập đầu tiên vào ngày 03/08/2016.

    Sea Wolf: The Search Begins (Episode 1) 

    Sau gần hai thập kỷ nghiên cứu, ông Chris Darimont, giám đốc khoa học của Quỹ bảo tồn Raincoast đã chia sẻ một số sự thật thú vị về tập quán sinh sống đặc biệt của loài sói hiếm này.

    Có hai loại sói đảo là sói đảo lục địa và sói đảo ven biển. Ông cho biết, sói đảo lục địa tuy không ăn nhiều hải sản bằng sói đảo ven biển, nhưng chúng cũng rất đặc trưng với những đặc điểm “biển đảo” nổi bật của mình.

    Gặp gỡ loài sói hiếm biết bơi và thích ăn hải sản - Ảnh 3.

    Những con sói đảo có khả năng bơi lội đáng kinh ngạc

    Không giống những người anh em khác sống trong đất liền, tập tính sinh hoạt của loài sói đảo gắn bó rất mật thiết với đại dương. Theo một báo cáo công bố vào năm 2014 của BMC Ecology, sự khác nhau giữa chúng thể hiện ngay trong bộ gene của mình bởi loài sói đảo sở hữu DNA hoàn toàn khác biệt với những con sói sinh sống trong đất liền thường thấy. Mặc dù sự khác biệt di truyền ở những con sói không phải là hiếm, nhưng việc phát hiện ra một chuỗi DNA khác lạ ở một khu vực nhỏ bên bờ biển phía tây của đảo Vancouver thì lại là một điều rất đỗi khác thường.

    Cô Erin Navid, cán bộ nghiên cứu Đại học Calgary, đồng tác giả của báo cáo cho biết, “Sói là loài động vật có tính di động cao, phạm vi sinh sống có thể lên tới hàng trăm kilomet. Chúng còn có khả năng vượt qua nhiều chướng ngại vật của tự nhiên, kể cả những vùng nước trũng.”

    Cô cũng chia sẻ, “Khi tiến hành nghiên cứu về khác biệt di truyền, chúng tôi cũng đã nghĩ tới việc cùng một cá thể loài nhưng nếu sinh sống ở những khu vực địa lý quá xa nhau sẽ dẫn đến sự sai khác lớn về mặt di truyền.”

    Mọi người vẫn thường nghĩ thức ăn của sói là hươu nai, tuy nhiên đối với loài sói đảo, một phần tư khẩu phần của chúng là cá hồi, còn lại là các loại thủy hải sản khác như xà cừ, trai, trứng cá trích, hải cẩu, rái cá sông và thậm chí, cả xác cá voi.

    Gặp gỡ loài sói hiếm biết bơi và thích ăn hải sản - Ảnh 4.

    Cá hồi là thức ăn ưa thích của loài sói đảo

    Ông Darimont cho biết, lý do mà ông nói những con sói đảo sống với hai chân trên bờ và hai chân dưới nước là do khi săn tìm thức ăn, chúng có thể bơi hàng dặm liền giữa các hòn đảo và mỏm đá để tìm kiếm những xác hải cẩu và động vật chết. Kỷ lục xa nhất từng được ghi lại về khả năng bơi lội của loài sói biển là một quãng từ đất liền tới một quần đảo cách đó 12 kilomet.

    Do sự khác biệt trong khẩu phần ăn mà những con sói biển có kích thước nhỏ hơn khoảng 20% những con sói xám khác sống trong đất liền. Ngoài ra, bộ lông của chúng thường có màu nâu đỏ.

    Gặp gỡ loài sói hiếm biết bơi và thích ăn hải sản - Ảnh 5.

    Hai con sói đảo với bộ lông ánh nâu đỏ đặc trưng đang vây quanh một xác cá heo con

    Mặc dù hiện nay số lượng sói biển đã giảm suy giảm đáng kể, song vẫn còn tương đối cá thể loài này ở phía đông nam Alaska. Trước đây chúng thường di chuyển dọc theo những khu rừng mưa ôn đới theo hướng California nhưng ngày nay lại tập trung nhiều ở phía bắc Vancouver.

    Tham khảo: National Geographic

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ