Ghé thăm studio kỳ lạ nhất thế giới – nơi có những bức ảnh được vẽ bằng... trí nhớ

    Lưu An,  

    Một studio công nghệ cao có thể biến sóng não của bạn thành tác phẩm nghệ thuật thông qua thuật toán máy tính.

    Trong một dự án mới mang tên Công nghệ vi lượng ngẫu nhiên do studio công nghệ sáng tạo thực hiện, trí nhớ có thể biến thành một mảng nghệ thuật khi quét qua não người để nhớ lại những khoảnh khắc ý nghĩa trong cuộc đời họ. Ngồi trong phòng, không có tiếng ồn và dưới ánh sáng mờ ảo, khách hàng sẽ được yêu cầu đeo bộ tai nghe EEG và nhắm chặt hai mắt lại.

    Trong 30 giây sau, họ sẽ phải nghĩ về một kỷ niệm quan trọng nhất trong đời, dù là hạnh phúc hay đau khổ. Cùng lúc đó, thiết bị của EEG bắt đầu quét các dòng điện từ xảy ra trong não bộ và tạo ra một tập hợp dữ liệu giống như dữ liệu vân tay duy nhất của ký ức mỗi cá nhân.

    “Saatchi & Saatchi Wellness đã tiếp cận chúng tôi và cho biết họ muốn làm một cái gì đó để thể hiện cảm xúc theo một cách khác biệt. Họ muốn những cử chỉ thân thể sẽ phản ánh cảm giác của con người và chúng tôi bắt đầu khám phá tất cả những cách có thể để đo lường cảm xúc”, Tom Chambers – nhà đồng sáng lập dự án chia sẻ.

    Đo lường bộ não chỉ trong vòng nửa phút, công nghệ vi lượng ngẫu nhiên này có thể quyết định loại cảm xúc nào mà một cá nhân đang nhớ và quyết định cảm giác nào là tích cực khi có nhiều hoạt động xảy ra ở bán cầu não trái chẳng hạn như hạnh phúc; sau đó xác định những cảm xúc xa hơn. Họ thăm dò “Loại hạnh phúc mà bạn đang có là gì” thông qua sử dụng thang đo cảm xúc Geneva.

    Tác phẩm nghệ thuật cuối cùng với tựa đề Mindswarms được góp nhặt dựa trên những kết quả của thang đo cảm xúc, tạo ra hình ảnh của niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ, tình yêu, sự ghê tởm, sợ hãi và cả sự bất ngờ.

    “Nếu một ông bố cảm thấy ngày con gái chào đời là thời điểm hạnh phúc nhất thì cảm xúc của anh ta khi đó sẽ là niềm vui và tình yêu. Trong lần lấy dữ liệu tiếp theo, nếu cảm xúc của bạn vẫn là niềm vui và tình yêu, bức tranh sẽ có màu giống như lần đầu nhưng có thể các chi tiết sẽ không hoàn toàn chính xác bởi dữ liệu EEG không phải lúc nào cũng giống nhau”, nhà đồng sáng lập dự án Theodoros Papatheodorou giải thích.

    Dữ liệu sau đó sẽ bị cắt giảm bớt và quyết định một cách đồng đều thông qua sự di chuyển của các mảnh ký ức – một hiệu ứng dựa trên các mẫu nhóm tương tự như từng đàn chim đang bay.

    “Mỗi một phần nhỏ đều có đặc điểm nhận dạng riêng và di chuyển xung quanh bởi vì dữ liệu là một dạng cấu trúc. Đó không phải là những con số ngẫu nhiên, nó giống như tiếng ồn perlin mà chúng ta có thể cảm nhận được nó”, Chambers cho biết.

    Nhóm thực hiện vi lượng ngẫu nhiên tin rằng dự án này có thể mở ra một tương lai mới nơi các máy móc có thể phản ứng lại cảm xúc của con người và làm thế nào mà nghệ thuật có thể được sử dụng đrê truyền đạt những cảm xúc này ở mức độ hoàn toàn tự do.

    “Tôi nghĩ trong tương lai các nghệ sĩ sẽ trở thành các nhà lập trình theo nghĩa họ không cần phải giám sát chính xác mọi khía cạnh của trải nghiệm và việc thu nhận cảm giác từ người khác rất khó trong việc định hình những gì bạn đang nhìn thấy. Những thứ này sẽ được xác nhập lại từ công cụ EEG hoặc nhận diện khuôn mặt, những điều tạo nên trải nghiệm cho bạn và định hình cuộc hành trình của bạn”, Chambers kết luận.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ