Gia tộc điều hành Samsung mất ngôi vị giàu nhất Châu Á

    G.P.,  

    Tài sản ròng của dòng họ Lee điều hành Samsung tăng mạnh mẽ trong năm vừa rồi, nhưng nhà Lee vẫn bị mất vị trí giàu nhất Châu Á.

    Theo bảng xếp hạng những gia tộc giàu có nhất Châu Á năm 2017 của Forbes, gia đình Ambani của Ấn Độ đã chiếm vị trí đầu bảng với lượng tài sản ròng lên đến 44,8 tỷ USD. Tổng tài sản của 50 gia tộc giàu nhất Châu Á trong bảng xếp hạng này tương đương 699 tỷ USD, tăng 35% so với năm ngoái. Danh sách này có trong tạp chí xuất bản ngày 16/11 của Forbes.

    Vươn lên vị trí dẫn đầu là gia đình Ambani với mức tài sản gia tăng 19 tỷ USD do giá cổ phiếu của Reliance Industries thuộc tập đoàn Mukesh Ambani tăng mạnh nhờ vào lợi nhuận gộp tăng và nhu cầu của công ty viễn thông Reliance Jio vẫn duy trì ở mức cao. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào năm 2016, Jio đã đạt được mức 140 triệu thuê bao. Gia đình Ambani đã soán ngôi vị giàu nhất châu Á của gia tộc Lee của Samsung.

    Rơi xuống vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng là gia đình họ Lee hiện đang quản lý chaebol lớn nhất Hàn Quốc – Samsung. Tổng số tài sản của họ tăng vọt từ 11,2 tỷ USD lên 40,8 tỷ USD chỉ trong năm nay. Hiện tại, gia tộc Lee đang sở hữu gần 45% tài sản của công ty Samsung Electronics. Mặc dù gia tộc này đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn khi chủ tịch Lee Kun-Hee vẫn đang hôn mê vì sức khỏe kém, phó chủ tịch Lee Jae-young thì đang phải thụ án tù 5 năm do những bê bối trong kinh doanh, cổ phiếu của Samsung vẫn tăng đến 75% trong năm vừa qua. Tập đoàn Samsung bao gồm 62 công ty chính, 16 trong số đó được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc.

    Theo biên tập viên của Forbes Asia: "Sự nổi lên của các tài phiệt Châu Á đang định hình lại danh sách các gia tộc giàu nhất trên thế giới. Bởi bì Ấn Độ quá rộng lớn, Mukesh có thế không bao giờ chiếm được vị trí độc tôn như của Samsung ở Hàn Quốc. Nhưng với sự ra đời của công ty viễn thông Reliance Jio, chúng ta chẳng chắc được chuyện gì cả".

    Gia đình họ Quách ở Hongkong hiện nay là gia tộc giàu có nhất châu Á, đang sở hữu tập đoàn Tân Hồng Cơ chiếm vị trí thứ 3 với khối lượng tài sản ròng 40,4 tỷ USD. Tập đoàn này đã đạt được doanh số bán hàng 6,7 tỷ USD tính đến hết tháng 6, tăng 28% so với năm trước đó. Tân Hồng Cơ đang mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc Đại Lục, nơi chiếm khoảng 60% tổng số bất động sản của họ.

    Đứng vị trí thứ 4 là gia tộc Chearavanont đang sở hữu tập đoàn Charoen Pokphand (CP) chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi và thực phẩm của Thái Lan với lượng tài sản ròng 36,6 tỷ USD. Giá trị của tập đoàn này đã tăng 9 tỷ USD nhờ vào lượng cổ phiếu của họ tại công ty bảo hiểm Bình An Trung Quốc. Tập đoàn này vốn được điều hành bởi chủ tịch cao cấp Dhanin Chearavanont cùng 3 người anh em của ông. Vào tháng 1, sau 48 năm tại nhiệm, Dhanin đã giao lại chức chủ tịch CP cho con trai cả là Soopakij, và con trai út Suphachai làm giám đốc điều hành.

    Theo MSCI AC Asia Index, tài sản 43 gia đình trong bảng danh sách năm 2016 đã tăng lên nhờ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán châu Á ở mức 25% tính đến hết ngày 31 tháng 10.

    Các gia tộc giàu có nhất châu Á vẫn thường phát triển bằng cách đào tạo các thế hệ ưu tú kế thừa những thành quả và hướng đi sẵn có của họ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ tách ra đi theo hướng khác. Như trường hợp của Howard Sy là cháu của nhà tài phiệt giàu nhất Phillipines (thứ 9 Châu Á) - Henry Sy. Với tầm nhìn của một nhà phân tích đầu tư, Howard đã mở một công ty tự lưu trữ 24 giờ cách đây một năm, với dự đoán sự bùng nổ của thị trường chung cư, căn hộ sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn về không gian lưu trữ. Công ty của Howard hiện đang điều hành 2 cơ sở tại Metro Manila.

    Theo Forbes.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ