Mặc dù hầu hết các thiết kế của ông chưa bao giờ được sản xuất do những hạn chế trong luyện kim và kỹ thuật của thời kỳ đó, nhưng ý tưởng của chúng rất ấn tượng, theo Ancient-Origins.
- Từ khoảng cách hàng chục tỷ km, NASA làm cách nào để cập nhật phần mềm cho phần cứng 'cổ xưa' trên tàu vũ trụ 46 năm tuổi?
- YouTuber/TikToker Duy Thẩm: Từ băn khoăn không hợp với nghề đến reviewer đình đám chỉ với một “chiến lược” siêu đặc biệt
- Phát hiện Hệ Mặt trời có hành tinh giống Trái đất: Sự sống tồn tại?
Leonardo da Vinci được nhớ đến như một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông nổi tiếng nhất với bức tranh Mona Lisa và Bữa ăn tối cuối cùng, trong khi Người đàn ông Vitruvian hiện là một biểu tượng văn hóa. Tuy nhiên, Da Vinci cũng được nhớ đến như một thiên tài kỹ thuật, bao gồm cả những thiết kế vũ khí được coi là 'đi trước thời đại'.
Mặc dù hầu hết các thiết kế của ông chưa bao giờ được sản xuất do những hạn chế trong luyện kim và kỹ thuật vào thời kỳ đó, nhưng ý tưởng của chúng rất ấn tượng, theo Ancient-Origins.
Xe tăng
Có lẽ một trong những thiết kế vũ khí nổi tiếng nhất của Da Vinci là xe tăng, đặc biệt sau khi loại vũ khí này xuất hiện trong series game nổi tiếng Assassin's Creed. Thiết kế xe tăng của Da Vinci có dạng đĩa hình tròn, được bao phủ bởi các tấm thép góc cạnh có thể điều chỉnh để bảo vệ nó khỏi sự tấn công của kẻ thù. Cỗ máy này trang bị số lượng lớn pháo hạng được gắn xung quanh, cho phép xe tăng tấn công từ mọi góc độ. Bên trong, 8 người điều khiển cỗ xe bằng tay quay và bánh răng
Chiếc xe tăng này thực sự là một vũ khí đáng gờm - nếu không có một sai sót lớn về thiết kế khiến nó không thể hoạt động ngoài thực tế. Theo đó, một nguyên mẫu của xe đã được chế tạo để thử nghiệm, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bộ truyền động không hoạt động. Cách các bánh răng được thiết lập khiến chiếc xe tăng hoàn toàn bất động.
Theo các nhà sử học, một sai lầm sơ đẳng như vậy có vẻ kỳ quặc đối với một người tài giỏi như Da Vinci. Do vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là một hành động 'cố tình' để đảm bảo không ai sao chép thiết kế của ông, hoặc vì ông bí mật là một người theo chủ nghĩa hòa bình.
Chiến xa
Nhiều thiết kế vũ khí của Da Vinci không bao giờ vượt qua được giai đoạn phác thảo ý tưởng trên bản vẽ, và chiến xa là một ví dụ điển hình. Là một người đam mê sử học, Da Vinci bị cuốn hút bởi lịch sử cổ đại và chiến tranh thời cổ đại. Nhiều nỗ lực của ông được thực hiện nhằm mục đích hoàn thiện những thiết kế chiến xa của người La Mã và Ba Tư. Theo đó, chiến xa của Da Vinci sẽ do ngựa kéo và được điều khiển bởi một kị sĩ. Mẫu vũ khí này trang bị các lưỡi quay ở phía trước và phía sau, tạo ra sức tàn phá như một chiếc máy cắt cỏ khổng lồ.
Xe không người lái
Da Vinci cũng đã lên ý tưởng thiết kế chiếc xe không người lái đầu tiên trên thế giới. Đó là một loại xe ba bánh được đẩy bằng lò xo giúp làm quay các bánh xe. Ban đầu, các nhà sử học cho rằng chiếc xe này là một sản phẩm lạ mắt, cho đến khi họ nhận ra các lò xo có hình chiếc lá, cho phép họ có thể tạo ra một nguyên mẫu thực tế.
Vậy làm thế nào một chiếc xe không người lái có thể trở thành vũ khí? Rất đơn giản, người sử dụng chỉ cần nạp chất nổ và thuốc súng lên xe, trước khi cho xe lăn tự động về phía kẻ thù.
Ốc vít trên không
Có lẽ thiết kế nổi tiếng nhất của Da Vinci là chiếc ốc vít trên không. Thường được coi là tiền thân của thiết kế máy bay trực thăng hiện đại, ốc vít trên không có cánh quay tròn thật nhanh để tạo ra lực cản không khí.
Theo ý tưởng của Da Vinci, nếu có thể tạo ra lực cản, cả cỗ máy và người điều khiển sẽ có thể cất cánh từ mặt đất. Mặc dù bản thân nó không hẳn là một loại vũ khí, nhưng thật dễ hiểu tại sao bất kỳ quân đội nào cũng quan tâm đến việc trang bị loại khí tài này do có thể sử dụng để trinh sát.
Đại bác ba nòng
Leonardo da Vinci được cho là đã bị mê hoặc bởi ý tưởng về một loại vũ khí liên thanh. Trong trường hợp của đại bác 3 nòng, các nòng pháo được thiết kế để bắn liên tục theo thứ tự.
Tuy nhiên, Da Vinci sớm nhận ra rằng nhược điểm trong thiết kế của ông là nòng pháo dễ bị quá nhiệt một cách nhanh chóng. Để khắc phục sự cố này, thiết bị được thiết kế sao cho có thể dễ dàng tháo nòng và thay thế bằng nòng mới có thể nạp và bắn. Đáng chú ý, đại bác 3 nòng của Da Vinci đã thực sự được chế tạo và đi vào hoạt động.
Trong thể kỷ 20, khẩu pháo đã được tìm thấy trong một pháo đài. Vào năm 2011, các nhà sử học xác nhận đây chính là thiết kế của Leonardo da Vinci. Theo đó, món vũ khí này đã được lực lượng Venice sử dụng trong cuộc xung đột với người Thổ Nhĩ Kỳ vào thời kỳ Phục hưng.
Nỏ khổng lồ
Chiếc nỏ khổng lồ của Leonardo được thiết kế để trở thành vũ khí công thành nhờ khả năng bắn ra những mũi tên khổng lồ hoặc đá tảng vào lớp tường phòng thủ của kẻ thù.
Nỏ khổng lồ có kích thước lớn hơn 25 mét. Với 6 bánh xe được lắp, nỏ có thể di chuyển quanh chiến trường. Do hoạt động bằng tay quay, nỏ khổng lồ không cần quá nhiều người vận hành, khi chỉ cần một người lính có nhiệm vụ gắn mũi tên lên rãnh bắn và chờ đợi khai hỏa.
Tuy nhiên, đây lại là một thiết kế được coi là không thực sự hiệu quả. Da Vinci đã thiết kế nó như một giải pháp thay thế rẻ tiền cho những loại pháo đắt tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, súng và đại bác lại tốt hơn nỏ khổng lồ về mọi mặt.
"Đàn organ" liên thanh 33 nòng
Đúng như tên gọi, vũ khí này gồm có 33 khẩu pháo được xếp thành hình quạt theo từng hàng. Mục đích của Da Vinci khi thiết kế loại pháo này là để giải quyết hai vấn đề lớn với pháo thông thường: Tốc độ bắn chậm và độ thiếu chính xác của chúng.
"Đàn organ" 33 nòng của Da Vinci có thể bắn nhiều phát đại bác cùng một lúc. Khi một hàng đang được nạp đạn, hàng tiếp theo có thể được bắn, cho phép nó có thể khai hỏa không ngừng nghỉ. Hơn nữa, việc pháo được xếp theo hình quạ cho phép vũ khí này tăng tỷ lệ bắn trúng sau mỗi loạt khai hỏa.
Khả năng gây thiệt hại trên diện rộng khiến nó trở thành vũ khí lý tưởng để chống lại một lượng lớn quân đang tiến lên. Nó cũng được thiết kế để có trọng lượng nhẹ và có bánh xe, cho phép pháo sẽ dễ dàng di chuyển khắp chiến trường. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy loại vũ khí này đã thực sự được sản xuất. Da Vinci sau đó đã thiết kế một phiên bản 11 nòng nhỏ hơn nhưng dường như phiên bản này cũng vẫn nằm trên bàn vẽ.
Tham khảo Ancient-origins.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4