Giải ngố Blockchain từ S - Z: "Nội Chiến đồng tiền ảo Bitcoin vs. Ethereum"

    Mers,  

    Sự cạnh tranh giữa các dịch vụ sử dụng Blockchain không thiếu những điểm cao trào khi so sánh với cuộc chiến giữa các Avengers trong Captain America: Civil War.

    Sử dụng cùng nền tảng Blockchain nhiều hệ thống dịch vụ khó có thể tránh việc chạm mặt nhau tại các nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Một trong những cuộc chiến tranh giành thị trường lớn nhất hiện nay là giữa Bitcoin và Ethereum.

    Mặc dù Bitcoin với giá trị lên đến 10 tỷ USD hiện đang được lưu hành, vẫn dẫn đầu với khoảng cách rất lớn, Ethereum đang có đà phát triển mạnh mẽ với số tiền thực tối đa lưu hành đạt 300 triệu USD gần đây. Dù Bitcoin có thế mạnh về thời gian hoạt động cũng như gây dựng được sự hỗ trợ mạnh mẽ trên khắp thế giới, Ethereum thay vào đó mang đến sự cải tiến mạnh mẽ về nền tảng công nghệ. Điều này có thể thấy rõ với tốc độ xử lý giao dịch cũng như việc Ethereum có khả năng mã hóa và lưu trữ nhiều dạng thông tin khác ngoài giao dịch tiền tệ như smart contract chẳng hạn.

    Sự xuất hiện gần đây của Ethereum là một điều thực sự đáng hoan nghênh một phần vì sự cải tiến về bản thân công nghệ Blockchain, và một phần vì sự cạnh tranh lành mạnh mà Ethereum sẽ tạo dựng cùng Bitcoin.

    Và sau đây là một số thuật ngữ giải thích về Blockchain và những công nghệ phát triển dựa vào Blockcain, đây là bài tiếp nối về sự lên ngôi của Blockchain trong mọi lĩnh vực thế giới:

    Smart Contract

    Hay "Hợp đồng thông minh" là một trong những con đẻ hiện được ưu ái nhất của Blockchain. Cấu trúc của Blockchain cho phép nhưng hợp đồng hay "giao kèo" nói chung thông qua Internet có khả lưu trữ rất lớn chứ không phải chỉ những thông tin về giao dịch và "ví ảo" như Bitcoin.

    Sử dụng các thiết bị cảm biến, các cấu lệnh lập trình và thủ tục làm việc mặc định ngoài đời, những bản "hợp đồng thông minh" có khả năng loại bỏ các thành phần trung gian trong các giao kèo làm ăn kỹ thuật số.

     Bắt tay làm ăn trên mạng sẽ đảm bảo minh bạch tối đa

    Bắt tay làm ăn trên mạng sẽ đảm bảo minh bạch tối đa

    Điều này có ý nghĩa lớn trong nhiều ngành nghề khác nhau và đặc biệt quan trọng với sự bảo vệ tài sản trí tuệ, quản lý quyền sử dụng sản phẩm kỹ thuật số, vận chuyển dữ liệu, kết nối mạng lưới và thậm chí là các ngành sản xuất và vận chuyển hàng hóa ngoài đời thực. Công nghệ in ấn 3D cũng sẽ gặt hái được những lợi ích lớn từ việc sử dụng smart contract.

    Smart Contract cũng là lý do các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn quan tâm đến Blockchain. Liên minh ngân hàng R3 và cả dịch vụ Blockchain Ethereum hiện nay đều tích hợp mạnh mẽ Smart Contract vào nhiều hoạt động của mình. Ethereum thậm chí đã tạo ra một ngôn ngữ lập trình hoàn thiện mang tên Solidity giúp người dùng dễ dàng tạo ra smart contract.

    Transaction Database

    Về cơ bản, Blockchain đơn giản là một "cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin giao kèo" như bất cứ cơ sở dữ liệu nào trước đây, những thuật ngữ như hash, key, node đều không phải là những từ mà công nghệ Blockchain sản sinh ra mà đã tồn tại từ lâu trong các cơ sở dữ liệu truyền thống trước đây.

    Điểm khác biệt của blockchain duy nhất nằm ở dây chuyền mà Blockchain sử dụng để tiếp cận các thao tác như truy xuất, xác nhận và lưu trữ dữ liệu. Nhựng điều này lại tạo ra những khác biệt thực sự có tính cách mạng.

    Có thể nói nôm na, Blockchain giống như việc bạn biết đường mà rán và luộc thịt trước khi ăn mặc dù cuối cùng miếng thịt cũng nằm trong dạ dày bạn mà thôi. Tuy nhiên cũng như miếng thịt đã được xử lý qua nhiệt, hệ thống Blockchain đem lại những lợi ích nhất định vì là một giải pháp an toàn hơn, quyến rũ hơn và là nền tảng phát triển những công nghệ kỹ thuật khác sau đó.

    Ubiquity

    Ubiquity là sự tồn tại ở mọi nơi. Và đây chính là một trong những mục tiêu Blockchain đang phấn đấu đạt được.

    Dù nhiều dự an sắp tới đều hướng đến việc truyền bá Blockchain đến mọi nhà, công cuộc chinh phục thế giới vẫn còn xa xăm và gian nan.

    Nhưng với kiến trúc và quy chuẩn phát triển "mở" của Blockchain cùng với khả năng truyền tin đảm bảo an toàn tuyệt đối, Blockchain đang thực sự tích hợp bản thân mình vào những ngõ hẻm tận cùng của Internet và hơn thế nữa.

    Verification

    Công đoạn "xác nhận tính hợp lệ" của các thông tin lưu trữ phần lớn là trách nhiệm của các hệ thống máy rải rác trên thế giới. Bằng phần mềm "dịch" các thông tin của "giao kèo", các hệ thống máy sẽ so sánh kết quả hash với nhau để đảm bảo chúng giống nhau ở các hệ thống trước khi gói chúng lại thành block và gắn chúng hệ thống xích Blockchainmãi mãi.

    Sự so sánh này diễn ra trong các node của mạng lưới hệ thống các máy tính.

    Watchdog

    Tốc độ phát triển và gia tăng tầm ảnh hưởng của Blockchain phụ thuộc nhiều vào đánh giá và sự chấp thuận của chính phủ các nước.

    Ngay trong năm 2016, Liên minh Châu Âu đã cử ESMA (Ủy ban An ninh Thị trường) để giám sát và nghiên cứu kỹ lưỡng cách vận hành của Blockchain. Nhiệm vụ của ESMA là xác định những rủi ro liên quan đến tài chính cũng như công nghệ khi trao "sổ ghi chép tập trung" của mọi hoạt động giao dịch vào tay người dân với những hệ thống máy tính cá nhân của họ.

    ESMA có thể ví như một trong những "chú chó canh gác" mà các chính phủ trên thế giới đã, đang và sẽ còn cử đi giao nhiệm vụ canh chừng và giám sát về hoạt động Blockchain. Nếu trong tương lai, quá trình giám sát này đem lại những kết quả ổn thỏa, các chính phủ sẽ sớm "bật đèn xanh" cho việc tích hợp và áp dụng công nghệ Blockchain vào những dịch vụ công cộng một cách chính thức hơn.

    XRP

    Còn được biết đến với cái tên Ripple, XRP về cơ bản là hệ thống trao đổi tiền tệ quốc tế miễn phí. Đồng thời XRP cũng cung cấp đồng tiền ảo của riêng mình như Bitcoin.

    Sự khác biệt giữa XRP vs Bitcoin có thể hiểu như sau: Nếu Bitcoin cung cấp một "ngôn ngữ" hoàn toàn mới để mọi người trên thế giới có thể giao lưu với nhau, thì XRP tổng hợp ngũ pháp của những ngôn ngữ sẵn có và đồng tời cung cấp luôn một phiên dịch viên miễn phí. Như thế mọi người trên thế giới vẫn có thể hiểu nhau khi sử dụng ngôn ngữ của riêng mình.

     XRP (hay còn được biết đến với cái tên Ripple) dù cũng hỗ trợ đồng tiền ảo của riêng mình, không như Bitcoin, XRP không nuôi mộng bá chủ tiền tệ.

    XRP (hay còn được biết đến với cái tên Ripple) dù cũng hỗ trợ đồng tiền ảo của riêng mình, không như Bitcoin, XRP không nuôi mộng bá chủ tiền tệ.

    Ngôn ngữ ở đây được ví như là tiền tệ, và với XRP, người dùng có thể chuyển đổi và giao dịch các loại tiền tệ từ VNĐ, USD đến đồng Euro v.v.. Mà vẫn được hưởng lợi từ cách vận hành an toàn tuyệt đối của Blockchain.

    Không nhưng thế XPR còn hoạt động nhanh hơn Bitcoin rất nhiều khi thay thế công đoạn xác nhận giao dịch Proof-of-Work (so sánh và xử lý các giao kèo trên nhiều hệ thống với nhau) bằng phương thức đơn giản hơn rất nhiều.

    Đồng thời việc chuyển từ đồng tiền XRP sang đồng tiền "thật" cũng dễ dàng hơn Bitcoin rất nhiều và không yêu cầu một bên thứ 3 can thiệp vào.

    Theo báo cáo của Deloitte's Banking Industry Outlook, số tiền giao dịch của XPR sẽ ngang hàng với hệ thống Chi trả Kỹ thuật số ACH của Mỹ vào năm 2020. Được biết số tiền giao dịch của ACH vào năm 2013 là gần 39 nghìn tỷ USD hay 39 triệu tỷ Đồng.

    Yield Curve

    "Đường cong lãi xuất" hay đơn giản là những đường kẻ trên bảng thống kê biểu hiện cho lãi xuất của cùng một số vốn vay khi sử dụng các gói vay có thời hạn khác nhau.

    Thuật ngữ này có trong danh sách của chúng ta vì tại thời điểm hiện tại những sóng gió Bitcoin và những hệ thống dịch vụ khác đã tạo ra cơn giông cuốn hút các ngân hàng và tổ chức tai chính vào vòng xoáy mang tên Blockchain.

    Các công ty lớn nhỏ trên thế giới từ các trung tâm giao dịch lớn nhất thế giới đến từ Singapore và Hong Kong cho đến cường quốc số một thế giới Hoa Kỳ và thậm chí các nước đang phát triển đến từ châu Phi đều đang ra sức thúc đẩy sự hỗ trợ trong việc tích hợp Blockchain vào hệ thống chính quy.

    Thậm chí tại Phillipines, các nhà làm luật trong nhiều năm nay đều đang ra sức thuyết phục chính quyền sử dụng "e-peso" làm phương thức đấu thầu điện tử chính thức.

    Xét trên bảng biểu, theo tiến độ này, đường cong biểu trưng cho Blockchain về tốc độ áp dụng và mức ủng hộ của chính quyền có lẽ sẽ là một đường cong uốn dài và đầy mỹ mãn.

    ZSystem

    IBM đã công bố sự hỗ trợ chính thức của mình trong nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của blockchain tới mọi lĩnh vực liên quan.

    Gần đây nhất IBM cho phép lập trình viên sử dụng Blockchain làm nền tảng phát triển cho IBM Cloud. Không những thế các phần mềm tạo ra thông qua dự án Hyperledger Project sử dụng Blockchain chính thức được hỗ trợ bởi hệ thống máy chủ Z System của IBM.

     Nghe thấy siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain trong cùng một câu có lẽ không khỏi làm cho Stephen Hawking nhướn lông mày.

    Nghe thấy siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain trong cùng một câu có lẽ không khỏi làm cho Stephen Hawking nhướn lông mày.

    Trong tương lai, IBM dự định tận dụng Blockchain vào hệ thống trí tuệ nhân tạo Watson và Watson IoT ("Hệ thống Vạn vật Kết nối" mới sử dụng trí tuệ nhân tạo Watson). Sự tích hợp này sẽ cho phép IBM nhập các thông tin từ các dạng máy quét và thiết bị cảm biến nói chung như máy quét mã vạch, máy quét sóng radio v.v..

    Sự tích hợp này thực sự sẽ đưa Blockchain đến với mọi ngõ ngách của thế giới văn minh.

    Kết thúc serie từ A đến Z, bạn đã chính thức hoàn thành chương trình nhập môn về Blockchain. Từ nay bạn có thể là nơi cậy nhờ của bạn bè về mọi vấn đề blockchain hay Bitcoin.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ