Giải Nhất Nhân Tài Đất Việt 2019 được trao cho phần mềm chuyển giọng nói thành văn bản
Sản phẩm Phần mềm tự động chuyển đổi giọng nói tiếng Việt sang văn bản "Origin-STT" được tôn vinh ở hạng mục giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực CNTT tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt năm nay.
Tối 15/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019. Năm nay cũng đánh dấu chặng đường 15 năm phát triển của giải thưởng Nhân tài Đất Việt. Trong năm 2019 này, giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019 đã vinh danh 19 đại diện tác giả, sản phẩm xuất sắc của 4 hạng mục trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam.
Giải Nhất được trao cho nhóm tác giả phần mềm chuyển giọng nói thành văn bản Origin-STT.
Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2019 đã thu hút 418 sản phẩm dự thi, tăng 30% so với năm ngoái. Trong đó, 113 sản phẩm dự thi hệ thống Sản phẩm Số triển vọng, 92 sản phẩm dự thi hệ thống sản phẩm CNTT kết nối, di động, 83 sản phẩm dự thi hệ thống sản phẩm CNTT khởi nghiệp thành công, 130 sản phẩm dự thi sản phẩm CNTT khởi nghiệp sáng tạo.
Sau quá trình nghiên cứu và đánh giá sản phẩm sát sao, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn ra 19 đại diện tác giả, sản phẩm xuất sắc của 4 hạng mục trên tổng 418 sản phẩm dự thi để tiếp tục vào vòng chung khảo.
Ở lĩnh vực CNTT, Sản phẩm đạt giải Nhất là Origin-STT - Phần mềm tự động chuyển đổi tiếng nói tiếng Việt sang văn bản. Đây là phần mềm hỗ trợ chuyển từ giọng nói thành văn bản, và gỡ băng với độ chính xác trung bình lên tới 93,6%.
Được đánh giá cao ở tính chính xác, nhận dạng tốt ở khoảng cách xa (khoảng cách 2m cho độ chính xác lên đến 98% và từ 3-5m độ chính xác còn 95%), Origin còn có thể nhận dạng giọng nói ở cả 03 miền Bắc, Trung, Nam. Có khả năng nhận dạng khoảng 7.000 từ tiếng Việt, Origin-STT thực sự là phần mềm giúp tiết kiệm thời gian, công sức tối đa.
Origin-STT tiết kiệm tối thiểu 10 lần thời gian, công sức nghe lại audio và gõ lại văn bản (gỡ băng) sau các phiên họp của hàng vạn cuộc họp trong cả nước trong 01 năm.
Hệ thống số hóa thông minh D-IONE của Công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI đã giành giải Ba tại hạng mục "Sản phẩm công nghệ thông tin số triển vọng".
Ở lĩnh vực môi trường, công trình đã đạt giải Nhất năm nay là công trình nghiên cứu "Môi trường các làng nghề Việt Nam" của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trao giải Nhất, lĩnh vực Môi trường cho công trình nghiên cứu “Môi trường các làng nghề Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. |
Về lĩnh vực y dược, giải Nhất thuộc về 2 công trình khoa học: "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tim mạch" của Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện E- Bộ Y tế, đại diện nhóm tác giả là GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E và cụm công trình khoa học "Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh ổ bụng" của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; tác giả là TTND.GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức.Giải Nhất lĩnh vực Khoa học Công nghệ được dành cho cho công trình "Nghiên cứu cải tiến xe thiết giáp bánh lốp BTR - 152 thành xe thiết giáp cứu thương phục vụ nhiệm vụ gìn giữ hoà bình" của Tiến sỹ Trần Hữu Lý, Viện kỹ thuật cơ giới quân sự - Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt - Tự học thành tài được trao cho 2 đề án "Xử lý rác thải sinh hoạt thành hàng hoá" của ông Đỗ Chí Lệ; tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và đề án sáng chế "Chế tạo máy ruôi sắn củ tươi TS 08" của ông Hà Kim Tới, Khu 8, xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2019 – dấu mốc của hành trình 15 năm tìm kiếm và tôn vinh nhân tài do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng, báo điện tử Dân trí phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đồng tổ chức thực hiện nhằm tìm kiếm và tôn vinh các tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android