Khám phá của Ohsumi đã đưa đến những hình mẫu mới để việc hiểu về cách tế bào tái tạo chính thành phần của mình.
Cách đây vài tiếng đồng hồ tại Viện Karolinska Stockholm, Thụy Điển, giải Nobel năm 2016 đầu tiên đã được trao cho Yoshinori Ohsumi, một nhà khoa học 71 tuổi người Nhật Bản. Đây là giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lý học và y khoa, dành cho phát hiện của ông trong cơ chế tự thực (autophagy) của tế bào.
Giải Nobel đầu tiên năm 2016 vừa được trao cho nhà khoa học Yoshinori Ohsumi, người Nhật Bản
Theo trang web chính thức của giải Nobel, từ “autophagy” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong đó, “auto” nghĩa là tự và “phagein” có nghĩa là “ăn”. Thuật ngữ “autophagy” được đặt ra lần đầu tiên bởi Christian de Duve, một nhà khoa học cũng đoạt giải Nobel năm 1974. Ngày nay, các nhà khoa học định nghĩa “autophagy” là một quá trình trong đó tế bào có thể tự tái tạo một phần của chính nó.
Cơ chế "tự thực" của tế bào
Quay trở lại những năm 1960, các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát được quá trình tự thực. Trong đó, một tế bào tự phá hủy một phần của nó bằng cách tạo một màng túi bao quanh chúng. Sau đó, nó di chuyển túi này đến một trung tâm tái chế bên trong tế bào.
Tuy nhiên phải đến 30 năm sau, Ohsumi mới trở thành nhà khoa học đầu tiên có thể tạo ra các thí nghiệm xác định các gen nào là yếu tố cần thiết cho quá trình này. Sau đó, ông còn chứng minh rằng quá trình tương tự có thể xảy ra trong tế bào người.
Một hình ảnh thể hiện cơ chế tự thực theo phong cách Nhật Bản vinh danh Ohsumi và đất nước ông
Khám phá của Ohsumi đã mở ra những hiểu biết mới về cách các tế bào tự tái chế một phần của nó, trang web của giải Nobel tuyên bố:
"Các khám phá của Ohsumi đã đưa đến những hình mẫu mới trong việc hiểu về cách các tế bào tái tạo các thành phần của mình. Những khám phá của ông ấy đã mở đường dẫn đến sự hiểu biết của nhiều quá trình sinh lý, chẳng hạn như trong việc tế bào thích ứng với cái đói hoặc phản ứng với sự viêm nhiễm".
Theo BBC, khám phá của Ohsumi được đánh giá cao vì nó giúp giải thích nguyên do của nhiều loại bệnh, từ bệnh Parkinson cho đến ung thư. “Đột biến gen tự thực có thể gây bệnh. Quá trình tự thực cũng liên quan đến một số bệnh bao gồm ung thư và các bệnh thần kinh”.
Chân dung Yoshinori Ohsumi, nhà khoa học người Nhật giành giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2016
Sinh ra ở Fukuoka, Nhật Bản, Ohsumi nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Tokyo năm 1964. Ông có 3 năm theo học tại Đại học Rockefeller, New York. Năm 1988, sau khi về nước và trở lại Đại học Tokyo, ông thành lập một nhóm nghiên cứu của riêng mình. Từ năm 2009, ông làm việc như một giáo sư tại Viện Công nghệ Tokyo.
Trả lời hãng tin Kyodo News sau khi nhận giả, Ohsumi nói: "Tôi vô cùng vinh dự”.
Ohsumi là người thứ sáu từ Nhật Bản giành chiến thắng trong giải Nobel Y học. Theo hãng tin AP, giải thưởng có giá trị khoảng 930,000 USD.
Tham khảo Huffingtonpost
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI