Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới

    Minh Hạnh, Theo AN NINH THỦ ĐÔ 

    Ngày 1-10, tại thủ đô Stockholm (Thuỵ Điển), giải thưởng Nobel 2018 trong lĩnh vực Y học đã thuộc về nghiên cứu mới về liệu pháp điều trị ung thư của hai nhà khoa học James P. Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật).

    Nhà hoá học người Thuỵ Điển Alfred Nobel đã để lại tài sản của mình để tài trợ một loạt giải thưởng cho những phát minh quan trọng của nhân loại trong các lĩnh vực Sinh lý học, Y khoa, Văn học... Giải thưởng Nobel 2018 đã được trao cho 2 nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo với nghiên cứu về liệu pháp điều trị ung thư mới bằng cách ức chế điều hòa hệ miễn dịch âm tính. Đây được xem là một bước tiến mới tới gần khả năng điều trị triệt để căn bệnh này.

    Đã có tất cả 214 cá nhân được nhận giải thưởng danh giá này trong hơn 1 thế kỷ qua từ năm 1901-2017, trong đó có nhiều nghiên cứu đã làm thay đổi vĩnh viễn nền y học nhân loại.

    Emil Adolf von Behring (1854-1917)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 1.

    Nhà khoa học Emi Adolf von Behring

    Emi Adolf von Behring là nhà Sinh lý học người Đức. Ông vinh dự là nhận giải thưởng Nobel đầu tiên năm 1901 nhờ liệu pháp huyết thanh điều trị 2 căn bệnh hiểm nghèo là bạch cầu và uốn ván. Phát hiện này của ông đã đặt nền móng cho sự phát triển y học trên toàn thế giới trong việc phòng chống các căn bệnh nguy hiểm này.

    Tấm huy chương giải Nobel của ông hiện được trưng bày trong Bảo tàng Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Red Cross and Red Crescent Museum) tại Geneve, Thuỵ Sĩ.

    Ivan Pavlov (1849-1936)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 2.

    Ivan Pavlov

    Ivan Pavlov là một là sinh lý học, tâm lý học và bác sĩ người Nga. Năm 1904, ông giành giải thưởng Nobel trong lĩnh vực Sinh lý học và Y khoa đối với công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu hóa.

    Pavlov tiến hành nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó vào những năm 1890. Ông quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó tính toán, phân tích dịch vị và những phản xạ của chó trong các điều kiện khác nhau. Qua 1 thời gian nghiên cứu, Pavlov nhận thấy chó thường tiết dịch vị khi phát hiện các tín hiệu thông báo sự xuất hiện của thức ăn. Từ đó, ông xây dựng lên một định luật mang tên "phản xạ có điều kiện".

    Camillo Golgi (1843-1926)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 3.

    Camillo Golgi

    Camillo Golgi là nhà sinh vật học và bệnh lý học người Ý. Ông nổi tiếng với những tác phẩm nghiên cứu về hệ thống thần kinh trung ương.

    Ông theo học ngành y khoa tại Đại học Pavia trong nhưng năm 1860-1868. Đươc truyền cảm hứng từ nhà nghiên cứu bệnh học Giulio Bizzozero, ông đã theo đuổi nghiên cứu trong hệ thần kinh. Phát hiện của ông về một kỹ thuật nhuộm mang tên "phản ứng đen" vào năm 1873 là một bước đột phá lớn trong khoa học thần kinh. Một số cấu trúc và hiện tượng trong giải phẫu học và sinh lý học đã được đặt theo tên ông, bao gồm cả bộ máy Golgi, cơ quan gân Golgi và phản xạ gân Golgi. Ông được công nhận là nhà thần kinh học và sinh vật học vĩ đại nhất trong thời đại của mình

    Golgi và người đồng nghiệp là nhà sinh vật học người Tây Ban Nha Santiago Ramón y Cajal đã cùng nhau nhận giải Nobel về Sinh lý học hoặc Y học năm 1906 nhờ công trình nghiên cứu của họ về cấu trúc của hệ thần kinh.

    Emil Theodor Kocher (1841-1917)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 4.

    Emil Theodor Kocher

    Emil Theodor Kocher là một bác sĩ, nhà nghiên cứu y khoa người Thuỵ Sĩ. Ông đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1909 nhờ công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý học, bệnh lý học và giải phẫu tuyến giáp.

    Các ý tưởng mới của ông về tuyến giáp ban đầu đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng sau đó, người ta đã phải thừa nhận những thành công của ông trong việc điều trị bệnh bướu giáp .

    Ngoài lãnh vực chuyên môn là tuyến giáp, ông cũng đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu về các đề tài y học khác, trong đó có Sự cầm máu (hemostasis), các điều trị khử trùng, các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật, các vết thương do súng đạn, bệnh viêm xương tuỷ cấp tính (acute osteomyelitis), lý thuyết về chứng thoát vị bị nghẹt (strangulated hernia), và giải phẫu khoang bụng.

    Willem Einthoven (1860-1927)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 5.

    Thiết bị điện tâm đồ "nguyên thuỷ" do Willem Einthoven phát minh

    Willem Einthoven là một bác sĩ y khoa và nhà sinh lý học người Hà Lan. Phát minh về điện tâm đồ đã mang về cho ông giải thưởng Nobel y học năm 1923.

    Bắt đầu từ năm 1901, Einthoven hoàn thành một loạt các nguyên mẫu của một điện kế dây (string galvanometer). Dụng cụ này sử dụng sợi dây kim loại dẫn điện rất nhỏ dẫn qua giữa các nam châm điện cực mạnh. Khi dòng điện truyền qua sợi dây, từ trường sẽ làm cho sợi dây rung.

    Thiết bị này làm tăng độ nhạy của điện kế tiêu chuẩn để đo được hoạt động điện của trái tim, dù có sự cách điện của thịt và xương.

    Karl Landsteiner (1868-1943)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 6.

    Karl Landsteiner

    Karl Landsteinerlà một bác sĩ, nhà sinh học người Áo. Ông đã gây chú ý vào năm 1902 khi trình bày một hệ thống mới cho việc phân loại nhóm máu từ những phát hiện của ông về sự hiện diện của hiện tượng ngưng kết tố trong máu. Đến năm 1930 ông nhận Nobel trong lĩnh vực Sinh lý học và Y học nhờ những phát hiện này của mình.

    Cùng với nhà khoa học Alexander S. Wiener, ông đã tìm ra yếu tố rhesus vào năm 1937.

    Barbara McClintock (1902-1992)

    Giải Nobel Y học: Những thành tựu y khoa nổi bật nhất thế giới - Ảnh 7.

    Barbara McClintock

    Barbara McClintock là một nhà khoa học và di truyền học tế bào người Mỹ.

    Bà đã thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về di truyền học tế bào (cytogenetics) và thực vật dân tộc học (ethnobotany) trên các giống ngô từ Nam Mỹ. Nghiên cứu của McClintock đã được công nhận trong những năm 1960-1970, khi các nhà khoa học khác xác nhận cơ chế thay đổi di truyền và điều hoà di truyền mà bà đã chứng minh trong nghiên cứu ngô của mình.

    Năm 1983, bà nhận giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lý học và Y học với nghiên cứu về tác nhân di truyền. Cho tới nay, bà là người phụ nữ duy nhất nhận giải Nobel Y học mà không phải chia sẻ cùng người khác.

    (Tổng hợp)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ