Giám đốc FBI đã phải than phiền vì không thể mở khóa 7800 thiết bị mã hoá của tội phạm
Giám đốc FBI (Federal Bureau of investigation – Cục Điều tra Liên bang) đã đau đầu trong thời gian dài về việc hàng ngàn thiết bị sử dụng mã hóa mà Cục không thế giải mã.
Giám đốc FBI Christopher Wray đã trình bày trong một buổi hội thảo rằng Cục trong năm 2017 đã thất bại trong việc mở khóa 7.800 thiết bị để điều tra và phân tích thông tin. Nguyên nhân chính của việc này là do những thiết bị này có hỗ trợ mã hóa dữ liệu. Một trong những trường hợp xuất hiện gây đau đầu nhất với Cục Điều tra Liên bang Mỹ là vụ việc cố gắng truy cập dữ liệu được mã hóa trong chiếc iPhone 5C của tên tội phạm San Bernardino. Mặc dù đã yêu cầu sự trợ giúp của Apple về việc hỗ trợ truy cập tuy nhiên FBI đã nhận được lời từ chối thẳng thừng.
HƠN MỘT NỬA THIẾT BỊ KHÔNG THỂ TRUY CẬP HOẶC RẤT KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRUY CẬP
Tại buổi hội thảo tổ chức tại đại học Fordham – New York, Wray cho biết trong năm vừa qua FBI đã cố gắng truy cập hoặc phá khóa của 15,000 thiết bị. Tuy nhiên, hơn một nửa số thiết bị này FBI không thể truy cập hoặc phá khóa. Mặc dù FBI công nhận việc các thiết bị sử dụng mã hóa là tốt nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng cần phải có một cơ chế cho họ có thể truy cập khi có quyết định từ tòa án.
Giám đốc FBI: Christopher Wray
Nguyên văn của Wray nhấn mạnh rằng: “Để tôi nói rõ ràng: FBI hỗ trợ các biện pháp bảo mật thông tin, bao gồm cả việc mã hóa mạnh mạnh. Nhưng các chương trình bảo mật thông tin cần phải được thiết kế một cách cẩn thận để những chương trình đó không ngăn chặn những công cụ hợp pháp của chúng tôi trong việc bảo đảm an ninh đất nước này”.
KHÔNG NHẮM MỤC TIÊU VÀO CÁC CÔNG DÂN BÌNH THƯỜNG
Tất cả các thiết bị mà FBI cố gắng truy cập hoặc phá mã ở trên đều là những mục tiêu đặc biệt hoặc là đối tượng nguy hiểm trong mắt của mọi người. Đây không phải là những thiết bị của những công dân bình thường mà chúng là những thiết bị của những kẻ khủng bố hoặc tội phạm.
Wray nhấn mạnh: “Vấn đề này ảnh hưởng đến các cuộc điều tra của FBI trên toàn cầu bao gồm nạn buôn bán người, chống khủng bố, phản gián, nhóm băng đảng tội phạm có tổ chức…" Và đây cũng là vấn đề xuất hiện trong hầu hết các cuộc đối thoại của Wray đối với các đối tác nước ngoài ở hầu hết các quốc gia và nó thường diễn ra trong 30 phút đầu tiên.
Ngoài ra, Wray cũng cho biết đây là vấn đề mà hầu hết các quốc gia gặp phải trong việc đảm bảo an ninh quốc gia. Trong năm 2016, FBI đã không thể truy cập được thiết bị của tên tội phạm cũng như bị từ chối hỗ trợ truy cập từ Apple. Cuối cùng, FBI đã mất số tiền lên tới hàng triệu đô để có thể truy cập vào dữ liệu mã hóa trên thiết bị từ một công ty bảo mật có trụ sở tại Israeli.
ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LẦN ĐẦU TIÊN
Đây không phải là lần đầu tiên mà văn phòng FBI than phiền về việc mã hóa dữ liệu trên thiết bị thông minh. Trước đó, Michael Steinbach – quan chức cấp cao của FBI đã nói với Ủy ban an ninh nội địa tại Quốc hội rằng Apple và Google đang khuyến khích khủng bố bằng cách cung cấp các phương tiện liên lạc được mã hóa.
Ngoài ra, Ông Jim Comey, cựu giám đốc FBI đã cầu xin một đạo luật nhằm tăng sức ép cho các công ty công nghệ chế tạo một backdoor (cửa hậu cho phép truy cập thiết bị mà không cần xác thực) vào bất cứ thiết bị liên lạc mật mã nào.
Dưới đây là bài phát biểu nguyên văn của Giám đốc FBI: Christopher Wray.
Giám đốc FPI than phiền về việc không thể giải mã được các thiết bị mã hóa của tội phạm
Theo ArtsTechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming