Giáo sư đại học Mỹ tuyên bố: Rất có thể chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập
Theo kết luận của giáo sư, tỉ lệ sống trong giả lập của chúng ta lên tới 50%.
Còn nhớ đầu thập niên 2000, bộ phim khoa học viễn tưởng Ma Trận (The Matrix) đã từng khiến khán giả trên toàn thế giới xôn xao đến thế nào về ý tưởng toàn bộ thế giới của chúng ta thực chất không có thật, mà là một thế giới ảo do người máy tạo ra.
Sau khi bộ phim xuất hiện, đã có một số nhà khoa học lên tiếng ủng hộ vấn đề này. Nổi bật trong số đó là một bài báo cáo của Nick Bostrom - nhà triết học từ ĐH Oxford.
Ông đưa ra 3 ý tưởng cho rằng thực tại của chúng ta chỉ là ảo, do một nền văn minh tân tiến hơn tạo ra. Thậm chí, ông còn cho rằng 1 trong 3 giả định sau sẽ là đúng sự thật:
- Các nền văn minh thường sẽ tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được thực tế ảo.
- Các nền văn minh tiên tiến không quan tâm đến thực tế ảo.
- Chắc chắn nhân loại đang sống trong một môi trường giả lập mà không hay biết.
Các giả định trên được gọi là thế "tam nan" của Bostrom (Bostrom's trilemma). Và giờ, một giáo sư của ĐH Columbia - David Kipping đã nghiêm túc xem xét các giả định này rồi đưa đến một nhận định: khả năng con người đang sống trong một môi trường mô phỏng là 50/50.
Cụ thể, Kipping đã gom 2 giả định đầu tiên lại thành 1, bởi chúng chỉ cho ra một kết quả là con người không sống trong mô hình giả lập thực tế.
"Các bạn mới chỉ quan tâm đến tỉ lệ xảy ra của từng giả định. Còn chúng tôi giả định rằng các lý thuyết ấy không có sự khác biệt nào - một giả thuyết cơ bản khi không có dữ liệu hoặc phải nghiêng về một trong hai bên."
Kipping biện luận rằng, càng có nhiều lớp thực tại trong mô hình mô phỏng - giống như búp bê Nga vậy, thì càng cần ít tài nguyên máy móc cần phải được tận dụng hơn.
Nghĩa là càng đi sâu, số năng lượng dùng để tạo ra một thực tại giàu tính thuyết phục sẽ càng thấp. Kết quả, ông nhận định rằng có khoảng 50% khả năng giả thuyết này sẽ là đúng sự thật.
Tuy nhiên, nếu như con người thực sự tạo ra được một thực tế ảo thuyết phục như vậy, bức tranh toàn cảnh sẽ thay đổi một cách toàn diện.
Vào cái ngày phát minh ra công nghệ ấy, tỉ lệ từ 50-50 sẽ tăng lên và trở nên chắc chắn hơn về việc chúng ta không có thật, theo mô hình tính toán này."
Và từ đây, lại có những câu hỏi mới xuất hiện. Nếu thế giới này là ảo, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày xuất hiện lỗ hổng hệ thống như trong Ma Trận, khiến con người nhận ra họ mọi thứ không có thật?
Một số người thậm chí cho rằng trong vài thập kỷ kế tiếp, hệ thống máy tính của nhân loại sẽ phát triển đủ để chúng ta kiểm tra được giả thuyết này.
"Chúng ta hiện chẳng thể kiếm chứng được rằng bản thân có đang sống trong giả lập hay không?" - Kipping cho biết. "Mà nếu không kiểm tra được, làm sao có thể khẳng định nó thực sự là khoa học?"
Dẫu vậy, vẫn cần phải biết rằng những gì Kipping nói vẫn chỉ dừng ở mức giả thuyết. Có thể thế giới là ảo, nhưng những cảm giác bạn đang có thì vẫn là thật. Lời sếp mắng cũng có thật nữa, nên làm việc đi nhé.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?
Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.
Loài cá 50 triệu năm tuổi này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 200 năm!