Giáo sư Trung Quốc kiện công viên vì đã chuyển từ hệ thống kiểm tra dấu vân tay sang nhận dạng khuôn mặt
Một giáo sư luật tại Chiết Giang muốn hoàn lại khoản phí vào cửa hàng năm trị giá 190 USD khi công viên động vật hoang dã chuyển từ hệ thống kiểm tra vào cửa bằng dấu vân tay sang nhận dạng khuôn mặt.
Guo Bing là một giáo sư luật tại Đại học Khoa học Công nghệ Chiết Giang. Ông đã mua một vé vào cửa thường niên của Công viên động vật hoang dã Hàng Châu với giá 1.360 nhân dân tệ (190 USD) hồi tháng 4, theo tờ Southern Metropolis Daily.
Tuy nhiên vào tháng trước, ông bất ngờ nhận được thông báo về việc công viên sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống kiểm tra khi vào cửa mới. Thay vì sử dụng dấu vân tay, giờ đây hệ thống sẽ chuyển sang nhận dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, Guo Bing lo lắng ngại rằng hệ thống này có thể được sử dụng để ăn cắp nhận dạng của mình, nên đã yêu cầu được hoàn lại tiền.
Công viên đã từ chối trả lại tiền cho vị giáo sư này. Vì vậy, Guo đã đệ đơn kiện dân sự vào tuần trước, lên một tòa án cấp quận ở Fuying, Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang.
Tòa án đã chấp nhận vụ kiện, trong đó Guo đang yêu cầu bồi thường 1.360 nhân dân tệ cộng với các chi phí khác. Theo Guo Bing, mục đích của vụ kiện không phải là để nhận tiền bồi thường mà nhằm chống lại việc lạm dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Không phải ai cũng thích thú khi bị thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt.
Guo cho biết khi ông mua vé, công viên cho phép ông có 12 tháng tới thăm nơi này cùng với một thành viên gia đình. Khi đăng ký, ông được yêu cầu cung cấp tên, số điện thoại và dấu vân tay. Sau đó, ông đã tới thăm công viên nhiều lần.
Tuy nhiên, khi hệ thống vào cửa này được nâng cấp, nó yêu cầu tất cả những người có thẻ vào hàng năm được yêu cầu cập nhật hồ sơ của họ - bao gồm cả việc chụp ảnh - trước ngày 17/10. Nếu không, những người này sẽ không được phép vào nữa. Guo tin rằng sự thay đổi này đã xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của mình.
Zhao Zhanling, một luật sư tại Công ty luật Zhilin Bắc Kinh, cho biết có thể công viên đã vi phạm các điều kiện của hợp đồng ban đầu. "Mối quan tâm của nguyên đơn là hoàn toàn dễ hiểu", ông nói.
"Nhận dạng khuôn mặt là vấn đề rất nhạy cảm", theo luật sư Zhao. "Các nhà chức trách nên giám sát chặt chẽ cách thu thập, sử dụng, lưu trữ và chuyển giao dữ liệu liên quan tới công nghệ này".
Trong khi đó, một người quản lý tại công viên tên Yuan, cho biết việc nâng cấp hệ thống được thiết kế để cải thiện hiệu quả quá trình kiểm soát ra vào tại các cổng. Kể từ khi ra mắt sáng kiến "du lịch thông minh" của chính phủ Trung Quốc vào năm 2015, hơn 270 điểm du lịch trên khắp nước này đã triển khai các hệ thống nhận diện khuôn mặt, theo Tân Hoa Xã đưa tin.
Tham khảo Abacus News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?