Robot thám hiểm Curiosity của NASA đang điều tra một vật thể nghi ngờ là thiên thạch, có tên gọi chính thức là "Little Colonsay".
Bí ẩn "Little Colonsay" đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học sau khi camera của robot thám hiểm phát hiện ra vật thể sáng bóng bí hiểm trên sao Hỏa.
Robot thám hiểm Curiosity. Ảnh: NASA
Với những hình ảnh mà Curiosity ghi lại, các nhà khoa học nghi ngờ rằng đó là thiên thạch vì vẻ ngoài sáng bóng của vật thể.
Tuy nhiên, để biết chính xác vật thể đó là gì thì các nhà khoa học cần triển khai các công cụ khác phân tích thành phần hóa học của vật thể. Phương tiện đảm nhiệm nhiệm vụ này là ChemCam - một bộ công cụ có sẵn trên robot thám hiểm có thể kiểm tra các đối tượng từ xa.
Các vật thể sáng bóng trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA
"Nhóm lập kế hoạch cho rằng nó có thể là thiên thạch vì nó rất sáng bóng. Nhưng vẻ ngoài có thể đánh lừa, và bằng chứng sẽ chỉ đến từ thành phần hóa học", Suzanne Schwenzer, một trong những thành viên nhóm phụ trách robot thám hiểm Curiosity cập nhật trên blog cá nhân. Robot thám hiểm Curiosity - máy thăm dò không gian của NASA – được coi là thiết bị "lớn nhất và có khả năng nhất" đang hoạt động khám phá Hành tinh Đỏ. Robot tự động này có kích cỡ ngang ngửa một chiếc xe, có cánh tay dài 2,1m, một tia laser để "quét" các loại đất đá và mang theo 10 thiết bị khoa học, trong đó có 17 máy quay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang cùng 4 nhà khoa học về học sâu trở thành chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD từ quỹ của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tối nay, Lễ trao giải VinFuture 2024 đã chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm. Theo đó, sau tiếng vang của 3 mùa giải trước, VinFuture 2024 thu hút số lượng kỷ lục, gần 1.500 dự án nghiên cứu, được đề cử bởi hơn 9.000 đối tác đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nóng: Google mở công ty tại Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2025