Giới siêu giàu không ngại chi tiền chơi hóa thạch khủng long hoặc các vật phẩm khác liên quan, nhưng điều đó lại khiến các nhà khoa học không hài lòng.
Giới siêu giàu không ngại chi tiền chơi hóa thạch khủng long hoặc các vật phẩm khác liên quan, nhưng điều đó lại khiến các nhà khoa học không hài lòng.
“Nếu một nhà tài phiệt mua một bộ xương khủng long và đặt nó trong tiền sảnh dinh thự của mình, thì điều đó thực sự là thất bại của khoa học”, Steve Brusatte, một nhà cổ sinh vật học người Mỹ làm việc cho Đại học Edinburgh bực tức nói.
Sự bùng nổ gần đây trên thị trường xương khủng long của các nhà sưu tập nghệ thuật đã dẫn đến sự tức giận đối với giới khoa học. Tháng trước, một bộ xương Gorgosaurus cao 3 m được bán với giá 6,1 triệu USD cho một người đấu giá giấu tên. Đối với những người làm chuyên môn, những di vật thời tiền sử này là điều bắt buộc họ phải nghiên cứu và tìm hiểu để biết về thời gian chúng xuất hiện. Nếu đặt trong nhà, chúng sẽ chẳng khác gì món đồ chơi mà những tay chơi giàu có đang chăm sóc.
Xương khủng long được coi như là thú chơi giống đồ mỹ nghệ, xe hơi cổ điển hoặc rượu whisky cổ. Người ta có thể chiêm ngưỡng nghệ thuật, lái một chiếc xe cổ và uống rượu để có cuộc sống sung túc, nhưng với xương khủng long thì có điều gì để thưởng thức ngoài việc khoe khoang, Thomas Carr, một nhà cổ sinh vật học từ Đại học Carthage ở Wisconsin, nói với DailyMail.com.
Người này tiếp tục so sánh việc bộ xương được bán cho nhà sưu tập tư nhân thì không khác gì bản sao cuối cùng của một cuốn sách bị ném vào lửa. Vị trí của chúng không phải là ở căn hầm hay tiền sảnh của một biệt thự mà phải được trưng bày ở những nơi quý giá như Bảo tàng lịch sử New York, để cộng đồng khoa học có thể tiếp cận được.
Thực tế, sự ám ảnh của con người về khủng long không phải là điều mới mẻ. Rất nhiều cuộc đấu giá hóa thạch khủng long đều được dư luận đặc biệt quan tâm. Hồi tháng 5, nhà đấu giá Christie’s đã bán một mẫu vật của loài khủng long Deinonychus, có biệt danh "Hector", với giá 12,4 triệu USD. Giá bán này cao hơn gấp đôi giá ước tính được đặt ra trước đó. Deinonychus là một loài chim ăn thịt tồn tại trên Trái Đất khoảng 110 triệu năm trước, với những móng vuốt giống như lưỡi hái trên chân. Sinh vật này cũng là nguồn cảm hứng cho bộ phim "Công viên kỷ Jura" của Steven Spielberg.
Không chỉ có xương khủng long mới được săn đón. Vào năm 2008, phân khủng long thậm chí còn được bán ở một cuộc đấu giá tại New York với giá gần 1.000 USD (tương đương khoảng 14.000 USD vào năm 2022). Vật phẩm 130 triệu năm tuổi trông giống như một cục đá nhưng lại có những khoáng chất đầy màu sắc bên trong.
(Theo Luxurylaunches)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming