Vào thứ Sáu vừa qua, các kỹ sư tại Alphabet (công ty mẹ của Google) đã thực hiện thành công dự án Loon - dự án đem mạng Internet đến những vùng hẻo lánh bằng chiếc khinh khí cầu - tại Puerto Rico. Theo trang tin Wired, sau hai trận bão Irma và Maria, hơn 90% của đảo quốc Puerto Rico đã bị mất sóng viễn thông.
Bảy ngày sau cơn bão, Ủy ban Truyền thông Liên Bang (FCC) đã cho phép Alphabet bung tỏa 30 chiếc khinh khí cầu trên bầu trời Puerto Rice và quần đảo Virgin (Mỹ) trong vòng 6 tháng tới.
Project Loon của Google.
Nếu đúng như kế hoạch, khinh khí cầu của Alphabet sẽ giúp thay thế hàng nghìn cột thu phát sóng điện thoại hiện đã bị cuốn bay sau cơn bão. Được biết, các khí cầu này sẽ có nhiệm vụ cung cấp sóng và dữ liệu di động qua cột thu sóng của những chiếc điện thoại.
Những chi tiết cuối cùng trong công cuộc này vẫn chưa được hoàn thành một cách triệt để. Tuy nhiên, trong hợp đồng với FCC, Alphabet khẳng định đã nhận được hồi âm từ 8 cột thu sóng tại Puerto Rico. Họ xác nhận việc đồng ý để Loon sử dụng tần số của mình để lấy lại mạng viễn thông cho cả vùng. Hai trong số tám cột thu sóng này đồng ý từ thứ Sáu.
Vào đầu năm nay, Alphabet cũng đã từng đưa dự án Loon đến cung cấp dịch vụ viễn thông cho Peru ngay sau trận lũ lịch sử. Tại Peru, Alphabet thậm chí còn làm việc trực tiếp với một hãng cung cấp viễn thông - hãng Telefonica.
Tại Puerto Rico, mọi chuyện có vẻ trở nên khó khăn hơn khi họ bắt buộc phải nghiên cứu và làm lại từ đầu. “Loon cần được hợp nhất với một mạng viễn thông cụ thể. Nó không thể làm chuyện này một mình được.”, đại diện của Alphabet cho hay.
Được biết, dự án Loon được ra đời trong thời điểm Alphabet bắn tên lửa X lên Mặt Trăng với mục tiêu cung cấp cho một nửa thế giới mạng Internet. Đến nay, Loon đã thực hiện thành công rất nhiều dự án trên không, nhưng vẫn chưa được toàn cầu hóa. Lý do là bởi một công ty nhỏ Space Data đã buộc tội Alphabet ăn cắp bản quyền và bất tín trong kinh doanh. Kết quả, Loon bị hủy hợp đồng để thầu dự án này.
Cùng sự cho phép đặc biệt đến từ FCC tại Puerto Rico, Alphabet cũng quyết tâm sẽ thực hiện dự án này lâu dài ở cả Peru. Ba mươi khinh khí cầu Loon sẽ lơ lửng trên độ cao 20 km (tầng Bình lưu của khí quyển) và “đóng vai” mạng viễn thông. Đây là kết quả của việc kết nối trạm phát Alphabet với những mạng không dây và những máy thu phát cầm tay.
Puerto Rico sau cơn bão nhiệt đới lịch sử.
Mỗi chiếc khinh khí cầu có thể cung cấp mạng cho 5000 km vuông. Vì vậy, với 30 chiếc, Alphabet hi vọng sẽ khiến cả vùng Puerto Rico và phần lớn quần đảo Virgin (Mỹ) có mạng trở lại. Tập đoàn này e ngại sẽ gây ra sự nhiễu sóng cho quần đảo Virgin sau khi làm chuyện này.
Công nghệ Alphabet sử dụng trong dự án này ban đầu là để dành cho Peru, nên một số máy thu phát cầm tay tại Puerto Rice phải cần nâng cấp để trở nên thích hợp. Tập đoàn này nói rằng những phần mềm để sử dụng hiện tại đã có thể tích hợp vài máy thu phát cầm tay đến từ Apple, Samsung và LG.
Alphabet chưa thể kết luận được bao giờ những chiếc khinh khí cầu viễn thông này sẽ bay và bao giờ dịch vụ bắt đầu, tuy nhiên, phát ngôn của tập đoàn này cho hay: “Chúng tôi đã và đang thử rất nhiều công cụ khác nhau và cảm thấy thật biết ơn vì dự án này được giúp đỡ từ phía người dân.”
Có một sự thật ai cũng biết, mạng Internet không thể quay trở lại hoàn toàn ngay được. Vào thứ Ba vừa rồi, trang tin Mother Jones nói rằng người đứng đầu Puerto Rice - ông Ricardo Rossello - đã nói rằng: “Chúng tôi phát nước và thức ăn cho người dân. Nhưng họ lại cho rằng mình chưa nhận được. Đây là một vấn đề nan giải có nhiều nguyên do. Một trong số nguyên do đó là việc họ không thể nghe thấy hay tiếp nhận bất cứ thông tin nào.”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI