Google đã mở "giấc mơ robot" với dự án Deep Dream, bạn cũng có thể tham gia ngay từ bây giờ
Mạng thần kinh của Google đã có thể nhìn cây ra tháp, nhìn núi ra chùa trong những "giấc mơ" của chúng.
Khi Google yêu cầu một mạng thần kinh nhân tạo của mình “nằm mơ”, hệ thống AI này đã bắt đầu sản sinh ra những hình ảnh kỳ dị. Chúng có thể trông quái đản nhưng lại đều nằm kế hoạch Google vạch ra nhằm giải quyết một vấn đề lớn của machine learning: nhận diện đối tượng trong các bức ảnh.
Hình ảnh ảo giác khởi tạo bởi mạng thần kinh của dự án Deep Dream
Cụ thể là các kỹ sư Google không yêu cầu máy tính nằm mơ, nhưng lại yêu cầu mạng thần kinh của nó hoán đổi các hình ảnh dựa trên những bức ảnh gốc họ nạp vào nó dưới dạng các lớp. Đây cũng là một phần của chương trình Deep Dream mà công ty khởi xướng.
Mục đích của chương trình này là giúp tăng cường khả năng nhận diện mẫu – thứ mà nhiều máy tính chưa hề làm tốt. Chính vì vậy mà ban đầu, các kỹ sư “dạy” mạng thần kinh cách nhận dạng các đối tượng nhất định bằng cách nạp vào máy tính khoảng 1,2 triệu bức ảnh được phân loại rõ ràng sao cho nó có thể đọc hiểu.
Những bức ảnh phân loại này cho phép hệ thống AI của Google học cách xác định các đặc tính khác nhau trên mỗi đối tượng trong một bức ảnh, chẳng hạn như một chú chó hay một chiếc thìa.
Thế nhưng các kỹ sư Google còn muốn đi xa hơn thế với dự án Deep Dream cho phép các mạng thần kinh thêm những đặc tính gây ảo giác vào các bức ảnh.
Google muốn mạng thần kinh của mình “giỏi” đến mức có thể nhìn được ra hình ảnh một đối tượng được yêu cầu trong cả những bức ảnh không chứa đối tượng đó (chẳng hạn như nhận diện được hình bóng của một chú chó trong đám mây). Deep Dream cho phép máy thay đổi các quy tắc và thông số của ảnh để nhận diện được những hình ảnh không trực tiếp có mặt trên một bức hình nào đó. Chính vì vậy mà ngay cả với một bức ảnh bàn chân, mạng thần kinh cũng có thể phân tích từng pixel để để nhận diện được những chi tiết trông giống mũi một chú chó.
Chính vì vậy mà khi các nhà nghiên cứu yêu cầu mạng thần kinh chỉ ra những hình dáng đối tượng chúng có thể nhìn ra được trong một bức ảnh núi, cây hay một loài thực vật nào đó, máy tính đã có thể nhận diện và chuyển thành những hình ảnh cụ thể như dưới đây:
Mạng thần kinh của Google đã có thể nhìn cây ra tháp, nhìn núi ra chùa
Kỹ sư Alexander Mordvintsev cho biết “Những kỹ thuật máy tính trình ra đã giúp chúng ta hiểu và hình tượng hóa được cách thức các mạng thần kinh thực hiện các tác vụ phân loại phức tạp để nâng cấp cấu trúc mạng lưới và kiểm tra được những gì chúng đã học được sau quá trình huấn luyện. Nó cũng khiến chúng ta phân vân liệu những mạng thần kinh này có khi nào trở thành công cụ cho các nghệ sĩ – một thủ pháp mới giúp phối hợp các đối tượng hình ảnh – hoặc thậm chí là mở đường cho những nghiên cứu về quá trình sáng tạo của chính con người."
Điều thú vị là Google cũng đã mở công khai công cụ cho phép bạn tự tạo lập “kiệt tác” Deep Dream của riêng mình tại deepdreamgenerator.com.
Tham khảo Big Think
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming