Google đang kháng cáo khoảng tiền phạt kỷ lục trị giá 4,3 tỷ EUR (5 tỷ USD) mà EU đưa ra vào tháng 7 năm nay.
Ủy ban châu Âu đã đưa ra mức phạt cho Google vì cho rằng gã khổng lồ tìm kiếm lợi dùng sự thống trị của hệ điều hành Android để độc quyền. Tại thời điểm đó, Google đã phản bác lại rằng thay vì hành vi của họ được cho là làm giảm sự lựa chọn của người dùng thì trái lại nó lại mang đến cho họ nhiều cơ hội hơn.
Sundar Pichai - CEO Google
Google đã giữ đúng lời hứa khi theo đuổi quá trình kháng nghị lại quyết định xử phạt hồi tháng 7 của EU. Quá trình này được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Mức phạt của EU cũng đi kèm với quy định rằng Google phải ngừng các hoạt động thương mại mà Ủy ban xác định là vi phạm luật cạnh tranh, chẳng hạn như yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị di động cài đặt trước trình duyệt của Google và các ứng dụng tìm kiếm để truy cập cửa hàng Play. Án phạt này có hiệu lực trong trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định (hoặc mức phạt tương ứng với 5% doanh thu hàng ngày của Alphabet – công ty mẹ của Google). Hạn cuối cùng để Google thực hiện án phạt là ngày 28 tháng 10 và khiếu nại của Google sẽ không giúp công ty có thêm thời gian gia hạn (ít nhất là cho tới hiện tại).
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nói với Business Insider rằng: "Ủy ban sẽ bảo vệ quyết định của mình tại Tòa án".
Google cũng đang kháng cáo một khoản tiền chống độc quyền trị giá 2,4 tỷ euro (2,7 tỷ USD) được chính EU áp đặt trước đó khi nhận thấy Google đang quảng bá dịch vụ mua sắm của mình trong công cụ tìm kiếm.
Business Insider đã liên hệ với Google để hỏi về vấn đề này và nhận được câu trả lời rằng: "Chúng tôi đã đệ đơn kháng cáo quyết định chống độc quyền Android của EC tại Tòa án chung của EU".
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"