Google đăng ký bằng sáng chế mới, có thể tạo đột phá phi thường cho nhiếp ảnh smartphone
Khi nó cho phép sử dụng các thuật toán và phần mềm để có được các hiệu ứng hình ảnh người dùng mong muốn mà không cần phụ thuộc vào các ống kính như DSLR.
Phần lớn các camera DSLR chuyên nghiệp đều có một tùy chọn để sử dụng nhiều loại ống kính khác nhau tùy vào từng tình huống để có được bức ảnh chụp hoàn hảo.
Ví dụ, một ống kính góc rộng cho các bức ảnh chụp khung cảnh rộng, hay một ống kính mắt cá (fisheye lens) với các ống kính có góc siêu rộng với góc nhìn có thể lên đến 180 độ hay lớn hơn nữa, một ống kính macro để chụp ở cự ly cực gần, và các ống kính tele để đưa vật thể ở xa lại gần hơn trong bức ảnh chụp.
Trong khi đó, các smartphone lại thiếu hẳn khả năng này. Hình dạng của smartphone không phù hợp để đặt các gọng (mount) cho phép thay thế các ống kính khác nhau. Mặc dù vậy, một số hãng bên ngoài đã sản xuất các loại gọng, cũng như những ống kính khác nhau để có thể lắp và thay thế trên smartphone. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng khá cồng kềnh và vướng víu.
Nhưng một bằng sáng chế mới được cấp cho thấy Google đã phát minh ra một cách để giải quyết vấn đề này, bằng cách phát triển ống kính camera giả lập. Theo bằng sáng chế của mình, camera trên một chiếc smartphone sẽ giả lập các loại ống kính khác nhau bằng cách mang đến cho người dùng hàng loạt tùy chọn về hình ảnh, liên quan đến hiệu ứng ống kính mà người dùng mong muốn.
Lựa chọn hiệu ứng của ống kính đối với hình ảnh mà smartphone chụp được.
Ví dụ, một ống kính góc rộng được giả lập bằng cách lấy hàng loạt hình ảnh tại một địa điểm cụ thể, để tạo ra một tập hợp các hướng của camera. Các hướng của camera được quyết định dựa trên lựa chọn của ống kính góc rộng. Chiếc smartphone sau đó sẽ đưa ra các hướng dẫn cho người dùng, để họ chọn ra những hướng camera có thể tạo ra các hình ảnh với hiệu ứng ống kính giả lập mà họ mong muốn.
Để thực hiện được việc giả lập các hiệu ứng ống kính này, cần đến hàng loạt hình ảnh chụp tại cùng một vị trí, để sau đó chiếc smartphone có thể kết hợp các hình ảnh được chụp với nhau và tạo ra một hình ảnh đúng như ý muốn. Ví dụ, nhiều bức ảnh đã chụp có thể kết hợp với nhau, thông qua quá trình gắn các hình ảnh.
Lựa chọn góc nhìn đối với hiệu ứng ống kính được chọn, và hình ảnh thu được sau khi xử lý để phóng to.
Thêm vào đó, các hình ảnh được gắn lại với nhau có thể được xử lý để tạo ra một hiệu ứng quang học mong muốn, phù hợp với loại ống kính đã được lựa chọn. Ví dụ, các hình ảnh được gắn lại với nhau có thể được ánh xạ vào một hình chiếu đặc biệt, như bềmặt phẳng, mặt hình trụ, mặt hình cầu, bề mặt Panini hay khối lập thể.
Hình ảnh sau khi được xử lý để có hiệu ứng mắt cá.
Ví dụ một người dùng lựa chọn loại ống kính mắt cá, có góc nhìn từ giữa 100 độ đến 180 độ. Ống kính thực của camera trên smartphone thường có góc nhìn chưa đến 70 độ. Vì vậy, chiếc smartphone sẽ chụp một loạt hình ảnh, sau đó có thể kết hợp để tạo ra một hình ảnh phù hợp với loại ống kính mong muốn. Tiếp đó, chiếc smartphone sẽ xử lý các hình ảnh đã chụp để giả lập biến dạng cong, được tạo ra bởi ống kính mắt cá.
Tham khảo Patentyogi
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín