Google dùng ảnh động để trả lời Liên Minh Châu Âu: Chúng tôi không độc quyền!

    Tuấn Hưng,  

    Google đang cố gắng "minh oan" và làm rõ cáo buộc của EU về những vi phạm "độc chiếm" thị trường về phía mình.

    Android chính là báu vật mảng phần mềm và dịch vụ mạng khổng lồ của ông lớn Google, và việc nó gặt hái được thành công lớn chưa từng có đã vấp phải sự “dò xét” của Liên minh Châu Âu. Hôm nay, Google đã chính thức lên tiếng để giảm bớt sự lo lắng của EU về vấn đề “độc quyền thị trường” của họ, và họ nỗ lực làm điều đó bằng các tấm ảnh động GIF.

    "Các ngài cho rằng chúng tôi độc quyền khi cài sẵn ứng dụng của mình lên Android," Google nói, "nhưng nhìn vào iPhone mà xem, tất cả những ứng dụng được cài đặt sẵn đều đến từ Apple. Chưa hết, có tới 39/47 ứng dụng “không xóa được” trên smartphone chạy Windows 10 Mobile là của Microsoft. Tuy nhiên chỉ chưa đầy một phần ba số lượng ứng dụng của nhà sản xuất trên Samsung Galaxy S7 mang nhãn hiệu Google. Vậy vấn đề ở đây là gì?"

    Ngoài vấn đề app, Google cũng tranh luận rằng việc chiếm độc quyền thị trường là điều không thể bởi đã có sự xuất hiện của “thiên địch” iPhone. Liên minh Châu Âu luôn cho rằng Google độc chiếm thị trường, nhưng Google cảm thấy điều đó thật nực cười, rõ ràng các máy Android vẫn đang phải cạnh tranh cùng iPhone năm này qua năm khác.

    Vấn đề khiến Châu Âu phải bắt tay vào điều tra Google chính là vì quyền kiểm soát Play Store của họ, chợ ứng dụng phân phối ứng dụng trên Android và là thứ bắt buộc phải có trên một chiếc điện thoại Android. Và vì Apple không cho phép truy cập hay công bố mã nguồn của iOS, Windows 10 của Microsoft gần như đã biến mất, nên bất cứ một chiếc smartphone nào ở Châu Âu không phải iPhone thì đều được cài đặt ứng dụng của Google.

    Bởi vì những nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android bắt buộc phải có Play Store trên điện thoại của mình, Google có quyền áp đặt bất cứ điều khoản gì mà họ muốn với các công ty muốn đăng ký để hưởng quyền lợi kia. Và đó chính là cái cách mà những dịch vụ cũng như ứng dụng của Google Play được cài đặt trên mọi smartphone Android, kể cả những app như Google Maps, Google Play Music, Chrome và YouTube. Dĩ nhiên, hầu hết trong số chúng đều là những ứng dụng tốt nhất, nhưng Ủy ban Liên minh Châu Âu lo sợ nhiều hơn về “sự chênh lệch về quyền lực trên thị trường”.

    Các ảnh động được Google sử dụng để phản biện rất có sức thuyết phục. Công ty có trụ sở tại Mountain View chỉ ra rằng các ứng dụng như Snapchat, Spotify, và Dropbox cũng có hàng triệu lượt tải về trên Android, điêu này đi ngược lại hoàn toàn với lập luận rằng Google đang chèn ép các đối thủ. Google cũng có các dịch vụ âm nhạc, tin nhắn và dữ liệu điện toán đám mây, ấy vậy mà nển tảng di động của họ vẫn mở rộng cho những app thay thế đình đám khác mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.

    Điều mà Google đang cố gắng chứng tỏ rằng, về cơ bản, Android quá linh hoạt và dễ dàng tùy biến đối với người dùng nên rất khó có có thể "thống trị" thị trường. Mặc dù Samsung, LG, HTC, Huawei và bất kỳ một hãng điện thoại chạy Android nào muốn bán được hàng thì sẽ phải bắt buộc cài đặt những ứng dụng của Google. Nhưng liệu đây có phải là vấn đề nếu như người dùng được sử dụng các app yêu thích của mình miễn phí? Hơn nữa, Google cũng nói về mặt tài chính rằng “phân phối sản phẩm như Google Search cùng Google Play cho phép chúng tôi mang toàn bộ số ứng dụng của mình đến người dùng mà không phải mất một xu nào,” chính vì vậy nếu bạn rất “khoái” sử dụng các app Google trên điện thoại và không muốn trả thêm tiền cho chúng, bạn nên cảm thấy hạnh phúc và mong rằng họ sẽ không bị EU “sờ gáy” lần nữa.

    Đó là những lập luận của Google, và câu hỏi được đặt ra bây giờ là, liệu Ủy ban Châu Âu có “mủi lòng” khi họ tiếp tục họp mặt để bàn bạc có nên đưa ra hình phạt với ông lớn này không.

    Theo TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ