Google khởi động OpenTitan, dự án thiết kế chip bảo mật mã nguồn mở

    Nguyễn Hải,  

    Đích ngắm của dự án này là tạo ra và mã nguồn mở các thiết kế chip bảo mật để chúng đáng tin cậy cho các trung tâm dữ liệu, thiết bị lưu trữ và máy tính.

    Google đã hợp tác với nhiều hãng công nghệ khác để phát triển và xây dựng OpenTitan, một dự án cộng tác thiết kế chip bảo mật mã nguồn mở mới.

    Mục đích của liên minh mới là xây dựng các thiết kế chip đáng tin cậy để sử dụng trong trung tâm dữ liệu, các thiết bị lưu trữ và máy tính. Chúng sẽ được mã nguồn mở và minh bạch, cho phép bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra phần cứng bên trong để tìm kiếm và phát hiện các lỗ hổng bảo mật và backdoor.

    Dự án này đến đúng vào thời điểm khi những người khổng lồ công nghệ và chính phủ đang ngày càng nhận ra rằng có những thế lực nước ngoài đang cố gắng thâm nhập vào từ chuỗi cung cấp trong một nỗ lực để thực hiện các hành vi gián điệp và giám sát trong dài hạn.

    Google khởi động OpenTitan, dự án thiết kế chip bảo mật mã nguồn mở - Ảnh 1.

    OpenTitan được xây dựng dựa trên thành công của con chip bảo mật do Google tự xây dựng, Titan, vốn đang được công ty sử dụng trong các khóa bảo mật đa yếu tố và dòng điện thoại Pixel do họ tự thiết kế. Điều quan trọng làm nên thành công của con chip này là công nghệ root-of-trust của họ, được đảm bảo bằng mã hóa rằng con chip sẽ không bị tổn hại với những gì kết nối với nó.

    Google cho biết, OpenTitan sẽ được vận hành bởi LowRisc, một cộng đồng phi lợi nhuận, và sẽ dựa vào các mối quan hệ đối tác với ETH Zurich, G D Mobile Security, Nuvoton Technology và Western Digital để hỗ trợ dự án này.

    Google cho biết, OpenTitan được thiết kế theo triết lý "platform-agnostic" để hoạt động như nhau trên nhiều nền tảng khác nhau và sẽ được chấp thuận trên hầu như bất kỳ thiết bị hoặc phần mềm nào.

    Đây không phải là dự án đầu tiên nhằm mục đích xây dựng nên các thiết kế chip bảo mật. Dự án Open Compute Project, được hỗ trợ bởi Facebook, Intel và Google, từng được tạo ra để mã nguồn mở các thiết kế chip dành cho những máy chủ hạ tầng cốt lõi nhằm mục đích có được hiệu quả cao hơn trong việc vận hành các trung tâm dữ liệu.

    Apple cũng có chip bảo mật riêng của họ - Apple T2 với thiết kế tùy chỉnh độc quyền. Hiện T2 được sử dụng trong các MacBook mới nhất, để kiểm soát các chức năng bảo mật của thiết bị và lưu trữ mật khẩu và các key mã hóa của người dùng.

    Tham khảo TechCrunch


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày