Google Maps - 10 năm 1 chặng đường thay đổi công nghệ bản đồ số
Trong 10 năm qua, Google Maps đã được và mất gì để trở thành ngôi vị số 1 như hiện nay?
Được coi là 1 trong những dịch vụ bản đồ số hàng đầu hiện nay, Google Maps đã phải trải qua 10 năm "bể dâu" gìn giữ và phát triển. Từ những ngày sơ khai, người dùng vẫn chỉ biết tới những tấm bản đồ giấy và tìm đường thông qua những người dùng khác. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh của smartphone, dịch vụ bản đồ số đã ra đời và thay đổi cách mà con người tìm đường trong thời đại mới.
Trong 10 năm qua, Google Maps đã được và mất gì để trở thành ngôi vị số 1 như hiện nay?
Google Maps và chặng đường 10 năm hưng thịnh
Nếu bản đồ giấy là tài liệu dẫn đường thì Google Maps chính là cầu nối giữa những tấm bản đồ thô sơ với công nghệ hiện đại. Thay vì phải loay hoay với việc định hướng, tìm đường trên tấm bản đồ khô khan, người dùng có thể thoải mái đến bất kì đâu mà mình muốn chỉ với 1 ứng dụng đơn giản.
Ngay từ thời điểm năm 1993, những ứng dụng bản đồ số đầu tiên đã ra đời, tuy nhiên, phải 2 năm sau, tức là năm 1995, Google Maps mới chính thức xuất hiện trong hàng ngũ những tiện ích ngày nay.
Năm 2004, hai anh em Lars và Jens Rasmussen Eilstrup đã đến Google với một ý tưởng tung ra một ứng dụng web có khả năng hiển thị bản đồ tĩnh, nhưng cung cấp cho người dùng tính năng cuộn, zoom khi tìm kiếm.
Ngay lập tức, Google đã mua lại công ty Technologies - nơi mà 2 anh em này làm việc, cùng với một công ty khác là Keyhole - chuyên phát triển các phần mềm hiển thị không gian địa lý, sau này là Google Earth. Và một nhóm gồm 50 người đã được thành lập để biến Google Maps thành 1 ứng dụng phổ biến như ngày nay.
Sau 1 năm nghiên cứu miệt mài, Google Maps đã chính thức cập bến nước Mỹ vào ngày 08/02/2005, tuy nhiên, mọi con đường dẫn tới thành công đều không chỉ trải hoa hồng. Ngay khi được công bố, ứng dụng bản đồ của Google đã vấp phải dịch vụ Yahoo Maps của Yahoo! hay tính năng chỉ đường turn-by-turn từ MapQuest.
Thế nhưng, Google Maps đã không chịu ngồi yên, sau đó, hãng đã nhanh chónh đưa ra tính năng hướng dẫn lái xe và giao thông công cộng. Và cho tới khi Google chính thức tích hợp tính năng thu thập và truyền hình ảnh qua vệ tinh, Google Maps mới chính thức được đánh giá là 1 dự án tiềm năng.
Ý tưởng Street View ngày ấy và hiện tại
Mốc son của Google Maps bắt đầu từ năm 2006 khi lần đầu Google công bố Street View - một tính năng cho phép người dùng xem lại hình ảnh thật của những con phố, tòa nhà mà họ thường lui tới thông qua hệ thống camera được gắn trên những xe ôtô có GPS.
Ý tưởng Street View xuất phát khi Larry và Sergey - 2 nhà đồng sáng lập nên Google đã lái xe quanh đại học Stanford. Lúc đó Larry Page đã chụp ảnh những cảnh quang xung quanh bằng một chiếc máy ảnh DSLR và thử ghép chúng lại với nhau. Sau đó, Google đã cộng tác với đại học Standford và Sebastian Blune để biến ý tưởng thành hiện thực.
Ban đầu, Street View đã gây ra rất nhiều tranh cãi, tuy nhiên, nhanh chóng sau đó, tính năng này đã nhận được sự ủng hộ lớn từ người dùng và xuất hiện rộng rãi tại một số thành phố ở Mỹ, Châu Âu, Nhật và Úc vào năm 2008.
Được biết, để có thể hoàn thiện tính năng Street View như ngày hôm nay, những chiếc camera trên ôtô còn ghi lại những bảng chỉ dẫn giao thông, số nhà và một số dữ liệu mà ảnh vệ tinh không thể thu thập. Nhờ đó, khi sử dụng Google Maps, bạn sẽ biết được điểm cấm rẽ, giới hạn tốc độ và tất cả những điều này đã giúp Google Maps trở thành dịch vụ bản đồ chi tiết và chính xác nhất hiện nay.
Google Maps trên chiếc iPhone đầu tiên
Dù sau này Google và Apple là hai đối thủ nhưng vào thuở sơ khai của iPhone, Google Maps lại trở thành một dịch vụ bản đồ lý tưởng cho thiết bị cầm tay này. Theo đó, ứng dụng Google Maps đầu tiên trên di động không phải là 1 chiếc điện thoại Android mà chính là chiếc iPhone thế hệ đầu tiên vào năm 2007.
Hanke nhớ lại: "Steve Jobs đã gọi cho tôi từ văn phòng làm việc của ông ấy, nhưng lại chẳng cho tôi biết đó là việc gì. Tuy nhiên, không cần đoán thì tôi cũng mường tượng ra được. Chúng tôi đã làm việc rất khăng khít với Apple để cho ra 1 ứng dụng Google Maps trên chiếc iPhone thế hệ đầu tiên."
Ngay từ phiên bản đầu của Google Maps trên di động, hàng loạt những tính năng hữu ích đã xuất hiện như chỉ đường theo tín hiệu vệ tinh, xếp hạng các nhà hàng ẩm thực, cập nhật tình trạng giao thông ở phía trước và một số tính năng mở rộng trên Street View.
Tuy nhiên, trớ trêu là vào năm 2010, Google đã bị phạt 7 triệu USD bởi trong quá trình thu thập dữ liệu nhằm mở rộng độ phủ của Street View, những chiếc xe gắn camera của hãng cũng thu thập cả những thông tin về các mạng Wifi cá nhân.
Ngoài ra, trong quá trình mở rộng dịch vụ sang Châu Âu, đặc biệt là Đức, nhiều người dùng đã công khai phải đối việc nơi họ sinh sống bị chụp ảnh và đăng lên mạng khi chưa có sự cho phép.
Vậy còn các đối thủ?
Trên con đường khẳng định ngôi vị số 1, tất nhiên, Google Maps cũng vấp phải không ít những đối thủ cạnh tranh như Citymapper - sử dụng chính dữ liệu bản đồ của Google để hình thành nên ứng dụng của mình.
Trong khi 1 số khác lại tự tạo cho riêng mình ứng dụng điều hướng với dữ liệu riêng, đơn cử như Apple Maps được ra mắt vào năm 2012. Apple đã ngạo nghễ tung ra ứng dụng bản đồ cho riêng mình và loại Google Maps khỏi iOS 6.
Thế nhưng, không lâu sau đó, CEO Tim Cook đã phải xin lỗi người dùng và gỡ bỏ ứng dụng này bởi những thông tin cũng như hình ảnh sai sót mà Apple Maps đưa ra.
Trong khi đó, Bing Maps của Microsoft lại được coi là đối thủ lớn của Google Maps khi ứng dụng này ngày càng tỏ ra hoàn thiện và tiện dụng. Đặc biệt, đây cũng là dịch vụ bản đồ đầu tiên cập nhật tính năng bird-eye cho phép người dùng xem các con phố cũng như các tòa nhà qua 1 góc 45 độ.
Ngoài Microsoft, Nokia cũng được xếp vào hàng những dịch vụ bản đồ có tiếng khi thâu tóm công ty dữ liệu bản đồ Navteq và sau này là Here Maps. Hiện tại, Here Maps được đánh giá là dịch vụ có độ chính xác cao và hợp tác chặt chẽ với các công ty như Garmin, BMW hay Amazon.
Tương lai của ngành dịch vụ bản đồ số
Theo các chuyên gia, trong khoảng 5 năm tới, dịch vụ bản đồ sẽ tích hợp thêm nhiều công nghệ cũng như cảm biến mới nhằm thay thế hệ thống GPS và tín hiệu di động hiện nay.
Ngoài ra, tương lai của bản đồ sẽ không chỉ đơn thuần là dữ liệu điều hướng mà còn là cách mà chúng ta sử dụng các dịch vụ này ra sao.
Đơn cử như Bluetooth Beacon có thể được tích hợp sâu và hệ thống bản đồ giúp người dùng và các cửa hàng có thể dễ dàng đến với nhau, từ đó, thúc đẩy việc kinh doanh, mua sắm.
Hoặc trong tương lai, các hệ thống thực tại ảo có thể tích hợp vào các dịch vụ điều hướng, từ đó, tái tạo, mô phỏng các không gian 3 chiều trong đời thực và tương lai.
Tất nhiên, đây đều chỉ là những xu hướng mang tính phỏng đoán và chúng ta hãy cùng chờ xem, trong 5 năm nữa, những Google Maps, Here Maps trông sẽ ra sao.
Tham khảo: theguardian
>> HERE MAPs chạm mốc 3 triệu lượt download sau 1 tháng phát hành
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"