Google ra mắt phiên bản Android P đầu tiên: Tập trung cải tiến camera, hỗ trợ tất cả smartphone có “tai thỏ”
Android P sẽ là hệ điều hành tiếp theo sau Android 8 Oreo.
Sau khi đã ra mắt Android 8 Oreo trong năm 2017, Google sẽ tiếp tục ra mắt phiên bản tiếp theo của hệ điều hành này trong năm 2018 với tên gọi Android P. Mới đây, phiên bản Android P đầu tiên đã được Google phát hành cho các nhà phát triển và lập trình phần mềm.
Bản cập nhật hiện chỉ có cho các smartphone Pixel, tuy nhiên nó đã tiết lộ một số cải tiến đáng chú ý. Với Android P, có vẻ như Google sẽ đánh cược tất cả vào chất lượng chụp ảnh của camera. Bên cạnh đó, Google cũng sẽ đón đầu xu hướng thiết kế tai thỏ mà các nhà sản xuất smartphone Android đang sao chép iPhone X của Apple.
Android P sẽ là hệ điều hành tiếp theo sau Android 8 Oreo.
Cũng giống như các phiên bản Android gần đây, Android P sẽ tập trung vào cải tiến các tính năng cốt lõi của hệ điều hành thay vì bổ sung thêm nhiều tính năng mới. Một trong những tính năng được cải tiến đáng kể chính là camera.
Google phát hành API cho camera kép, đồng nghĩa với việc các ứng dụng của bên thứ 3 có thể dễ dàng truy cập đồng thời vào cả hai camera trên smartphone có camera kép phía sau hoặc phía trước. Động thái này cho phép các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng chụp ảnh có thể khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống camera kép trên các smartphone Android hiện nay.
Khu hiển thị thông báo có thể xem được cả ảnh.
Tuy nhiên thay đổi lớn nhất của Android P phải kể đến là việc hỗ trợ các smartphone Android có thiết kế “tai thỏ”. Nó sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng thay đổi ứng dụng của mình, để phù hợp với thiết kế tràn màn hình giống như trên iPhone X.
Chúng ta sẽ sớm được thấy các ứng dụng có thể hiển thị tràn ra cả phần tai thỏ, trên các smartphone như Asus Zenfone 5, Nova N10, Oukitel U18 và sắp tới có thể là cả LG G7.
Nhiều ứng dụng sẽ hỗ trợ tai thỏ, hiển thị tràn màn hình.
Bên cạnh những thay đổi quan trọng trên, Android P cũng sẽ tiếp tục cải tiến thời lượng sử dụng pin và tối ưu hóa việc sử dụng bộ nhớ RAM. Các ứng dụng cũng sẽ bị ngăn chặn việc truy cập vào micro hoặc camera, tăng cường khả năng bảo mật.
Về tên gọi của hệ điều hành Android tiếp theo, chúng ta vẫn chưa biết chữ cái “P” sẽ là viết tắt của tên món tráng miệng nào. Một số ý kiến cho rằng có thể hệ điều hành này sẽ có tên gọi là “Android Pie” - một loại bánh nướng khá phổ biến.
Tham khảo: mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI