Google sẽ tự sản xuất thêm chip điện thoại để cạnh tranh với Apple

    KON,  

    Google đã chính thức chấm dứt hợp đồng 1,1 tỷ USD với HTC Corp., và đã thuê thêm 2000 chuyên gia smartphone tại Đài Loan để giúp hãng cạnh tranh được với Apple trên thị thường điện thoại di động.

    Thoả thuận này sẽ giúp Google có thể tự thiết kể phần cứng và thiết lập nền tảng để hãng có thể lấn sâu hơn vào mảng chip chuyên dụng, giống như Apple. Mẫu điện thoại Pixel của Google mới ra mắt gần đây có bộ xử lý hình ảnh mới để cải thiện camera của thiết bị.

    Ông Rick Osterloh , giám đốc bộ phần phần cứng của Google, đã thuê các kĩ sư và các nhà thiết kế HTC để giúp Google kiểm soát được thiết kế và sản xuất sản phẩm của mình, bao gồm cả việc làm việc chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp. Google trước đây tập trung vào phần mềm và để cho các nhà sản xuất Samsung Electronics Co. và HTC đảm nhiệm phần cứng. Tuy nhiên, những chiếc điện thoại gần đây cung cấp những tính năng mới như thực tế tăng cường (AR) và các dịch vụ dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi phải có sự tích hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm.

    Osterloh phát biểu: "Trong một số trường hợp, bạn phải quản lý theo chiều dọc để có thể thực sự bức phá giới hạn cho người tiêu dùng," Osterloh phát biểu. "Mục đích của chúng tôi là đầu tư vào nó trong một khoảng thời gian dài. Bạn sẽ thấy sự đầu tư ngày càng tăng từ phía chúng tôi."

    HTC cho biết trong một tuyên bố riêng rằng hãng có kế hoạch tiếp tục phát triển một mẫu smartphone mới và sẽ tập trung nỗ lực của mình vào phân khúc. "Hôm nay đánh dấu một sự khởi đầu cho một chương mới của HTC, và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới cho các mẫu smartphone mang nhãn của chúng tôi và cho việc kinh doanh thực tế ảo VIVE," Cheng Wang, Chủ tịch HTC cho biết trong bản tuyên bố.

    Với Google, một bước đi lớn hơn sẽ là tạo ra "hệ thống trên chip" của riêng hãng, hay nói cách khác, đó chính là bộ vi xử lý chính bên trong điện thoại mà Apple hiện đang đưa vào thiết bị của họ. Qualcomm Inc. cung cấp phần lớn các chip này cho các nhà sản xuất điện thoại Android, và Osterloh nói rằng Google sẽ tiếp tục hợp tác với họ trong tương lai gần.

    Tuy nhiên, bằng việc tự thiết kế silicon, Google có thể dừng hợp tác với các nhà cung cấp khác. Apple đã phát hành hệ thống trên chip đầu tiên của mình vào năm 2010, và đã bổ sung thêm những con chip để lưu trữ dữ liệu vân tay, dữ liệu thanh toán, ngoài ra còn có những con chip riêng để theo dõi chuyển động, chạy các ứng dụng đồ hoạ và thuật toán AI trên các thiết bị di động của hãng.

     Điện thoại Pixel của Google

    Điện thoại Pixel của Google

    Doanh số bán Pixel của google mới chỉ bằng một phần doanh số bán của Apple, tuy nhiên, việc có thêm một nhà sản xuất điện thoại quyết định tự thiết kế nhiều thành phần cho riêng mình sẽ là một tin xấu cho các nhà cung cấp. Cổ phiếu của Dialog Semiconductor Plc đã sụt giảm hồi tháng trước, sau khi thông báo với các nhà đầu tư rằng Apple, khách hàng lớn nhất của họ, sẽ tự thiết kế các chip quản lý năng lượng. Có lẽ tình trạng tương tự sẽ xảy ra cho Technologies Group Plc, sau khi Apple ngừng mua chip đồ hoạ của công ty để có thể tự mình thiết kế chip.

    Thoả thuận với HTC cũng là một tin xấu cho các nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android của Google. Đa phần các công ty này đều đang phải vật lộn kiếm tiền từ việc bán các chiếc điện thoại để cạnh tranh với chiếc iPhone, trong khi Google lại sinh lời từ việc phân phối dịch vụ tìm kiếm và các dịch vụ phần mềm sinh lợi khác trên các thiết bị đó. Giờ đây, Google đang tự sản xuất mẫu điện thoại cao cấp cho riêng mình. Chiếc Pixel đã bán được 1,5 triệu chiếc vào năm 2017, tăng 1 triệu so với năm trước đó, theo thông tin từ Counterpoint Research. Ngược lại, Samsung ước tính đã bán được hơn 300 triệu chiếc smartphone vào năm ngoái.

    Sự thâm nhập của Google vào thị trường smartphone khiến cho các đối tác Android phải dè chừng. Sau khi chiếc Pixel được phát hành, nhiều hãng sản xuất điện thoại Android khác, như Samsung và Huawei Technologies Co., đã bắt đầu tung ra nhiều dịch vụ riêng cho điện thoại của họ.

    Osteloh chia sẻ, rằng các nhà sản xuất Android khác "biết lý do tại sao họ phải làm như vậy. Thực tình mà nói, Apple đang làm rất tốt trong các thị trường phát triển."

    Sau hợp đồng với HTC, Google có kế hoạch mở rộng nghiên cứu và tiếp thị, cắt giảm hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và các nhà bán lẻ và chuyển hướng sang các thị trường mới. Hỉện hãng mới chỉ bắt đầu bán ra sản phẩm tại 9 quốc gia, bao gồm Mỹ, Đức và Singapore.

    Ông nói thêm: "Trung Quốc rõ ràng là một thị trường smartphone rất hấp dẫn và chúng tôi chắc chắn muốn trở lại Trung Quốc trong tương lai, nhưng chúng tôi không có kế hoạch để thảo luận và thẳng thắn mà nói, điều đó khá là khó cho công ty." Google đã ngừng các dịch vụ của hãng tại Trung Quốc vào năm 2010, sau khi từ chối kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm của họ.

    Trong năm 2012, Google đã mua lại Motorola Mobility với tham vọng thâm nhập vào thị trường điện thoại, song họ đã thất bại. Google chưa bao giờ tích hợp doanh nghiệp này và đã bán hầu hết doanh nghiệp đó cho Lenovo Group Ltd. với giá 2,91 tỷ USD. Trong một bài đăng trên blog, Giám đốc điều hành Larry Page của Alphabet cho biết, Motorola xứng đáng được rơi vào tay một công ty mà "nghiêm túc hơn trong việc sản xuất các thiết bị di động."

    Vậy điều gì sẽ tạo nên điều khác biệt lần này? Osterloh trả lời: "Bối cảnh, thời gian, đây là một thế giới khác hẳn so với thời đại PC."

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày