Google Stadia sở hữu công nghệ "ping âm", chơi game "trên mây" còn ít lag hơn cả máy nhà bạn
Một tháng nữa ra mắt mà vẫn còn quá nhiều câu hỏi chưa lời giải đáp.
- Cấu hình Red Dead Redemption 2 bản PC chính thức hé lộ: Game thủ 'nhà nghèo' vẫn chơi được, 'ngốn' tận 150GB dung lượng ổ cứng
- Call of Duty trở thành tựa game mobile thành công nhất trong lịch sử, phá vỡ kỷ lục với hơn 100 triệu lượt tải trong tuần đầu ra mắt
- Thông tin chính thức về Google Stadia: ra mắt trong tháng 11, mức phí ban đầu 130 USD, gói miễn phí ra mắt vào năm 2020
- Sếp Google: Nhà bạn cần tốc độ mạng ít nhất 30Mbps mới đủ sức chiến game 4K trên Stadia
- Google làm Stadia vì tương lai YouTube, không phải cho ngành game đâu, đừng tưởng bở
Google Stadia sắp sửa ra mắt, và đến tận thời điểm này, ta vẫn chưa rõ bức tranh toàn cảnh Google sẽ vẽ ra cho ta về tương lai của dự án chơi game bằng dịch vụ đám mây. Theo những gì Google mới tiết lộ cho báo giới, Stadia rồi sẽ nhanh hơn cả tốc độ xử lý của các hệ máy console hiện tại nhờ khả năng dự đoán được cả hành động của game thủ, đi kèm một công nghệ nữa được họ gọi là “ping âm - negative latency”.
Phó chủ tịch của Google, Madj Bakar chính là người nói với báo giới về những công nghệ hiện đại tới bất ngờ này, rằng Stadia sẽ phản hồi nhanh hơn cả game chơi trên các hệ máy console (PlayStation, Xbox hay Switch) và cả game chơi ngay trên PC.
Bakar nói tới hai cách giảm thiểu hiện tượng “lag” giữa người chơi và server Stadia, đó là:
- Tăng FPS (khung hình trên giây) lên thật nhanh giữa những khoảng input hành động của game thủ.
- Một hệ thống dự đoán hành động của game thủ để tiến hành những bước chuẩn bị cần thiết, xóa bỏ cảm giác game có delay (độ trễ).
“Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng chỉ trong vòng một tới hai năm, chúng tôi sẽ có game được xử lý với tốc độ nhanh hơn và tạo cảm giác game phản hồi nhanh hơn cho người chơi, chơi game bằng điện toán đám mây sẽ nhanh hơn cả chơi game có ngay trên máy, dù cho dàn máy đó có mạnh mẽ mức nào”, phó chủ tịch Bakar nói.
Có một điều rõ ràng: chẳng có cái công nghệ nào có tên là “ping âm - negative latency” cả, khả năng cao thuật ngữ này chỉ là một cụm từ được bộ phận marketing của Google “bịa” ra. Bên cạnh đó, một nhà phát triển game đưa ra nhận định rằng cơ chế dự đoán mà Google nhắc tới sẽ không phải Stadia “chơi game hộ người chơi” - một cơ chế chắc chắn sẽ giảm trải nghiệm chơi game xuống mức âm, mà là nhờ hệ thống tự động vạch ra một chuỗi những hành động có thể có của người chơi, rồi nhanh chóng thực hiện chúng.
Cơ chế này không mới trong ngành lập trình, thế nhưng nó sẽ cần một tốc độ xử lý thời gian thực cực kỳ cao, để có thể theo được những game có tiết tấu cực nhanh. Nếu cơ chế này thực sự hiệu quả như lời nhận định, hệ thống machine learning/trí tuệ nhân tạo của Google quả là một con quái vật thực thụ.
Tất cả mới chỉ là những lời nhận định về Stadia, dựa trên những thông tin Google đã cung cấp. Trong những buổi chơi thử trước đây, Google Stadia cho thấy nhiều điểm mạnh - như khả năng chơi game rất mượt mà bằng điện toán đám mây, một loạt những dịch vụ hấp dẫn, những lời hứa hẹn về hỗ trợ lâu dài, nhưng bên cạnh đó là một loạt điểm yếu - kết nối không mượt mà đến thế, vẫn còn lag nhiều và chưa rõ game thủ sẽ “sở hữu” game ra sao.
Chúng ta phải kiên nhẫn chờ xem Stadia sẽ đưa ngành game tới được đâu, như cách bạn chờ Red Dead Redemption lên PC hay Cyberpunk 2077 ra mắt vào tháng Tư năm sau vậy.
Tham khảo PC Gamer, PCGamesN, Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4