Công ty khởi nghiệp của Nga đã đánh bại Google trong cuộc thi nhận diện khuôn mặt MegaFace và đầy tự tin chuẩn bị giới thiệu công nghệ mới ra thị trường thế giới.
Công ty khởi nghiệp một năm tuổi NTechLab nổi lên như tên tuổi hàng đầu trong công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đáng chú ý, startup này đã đánh bại gã khổng lồ tìm kiếm Google trong cuộc thi MegaFace tổ chức tại Washington hồi năm ngoái.
NTechLab trở thành cái tên đáng sợ trên thị trường nhận diện khuôn mặt
NTechLab thành công trong hơn 30 cuộc thử nghiệm lớn, với khoảng 300 đơn đặt hàng chờ giải quyết. Giờ đây, công ty đã sẵn sàng mang hệ thống nhận dạng khuôn mặt ra thị trường thế giới dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Đối tượng phục vụ khá đa dạng, từ doanh nghiệp, chính phủ cho đến các cơ quan thực thi pháp luật.
Nhờ công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu hình ảnh được tải lên cho phép nhận diện khuôn mặt chính xác, tránh bỏ sót. Cuối năm nay, NTechLab sẽ tung ra bộ phát triển phần mềm cho bên thứ ba, đồng thời trình làng hệ thống an ninh đặc biệt sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Tại giải MegaFace Championship, NTechLab gây ấn tượng mạnh với kết quả nhận diện chính xác lên đến 73% với cơ cở dữ liệu 1 triệu hình ảnh. Độ chính xác còn cao hơn nữa, đạt 95% với kho ảnh 10.000 tấm.
Khả năng xử lý kho dữ liệu lớn là lợi thế của NTechLab
“Chúng tôi là nhà phát triển tiên phong trong việc xử lý dữ liệu với kho hình ảnh lớn. Lợi thế này trở thành chìa khóa giải quyết nhiều vấn đề hóc búa trên thế giới, chẳng hạn công tác tìm kiếm tội phạm trong thời gian ngắn, hoặc kiểm tra một khách hàng thông qua camera giám sát của cửa hàng”, Nhà sáng lập Artem Kukharenko của NtechLab cho biết.
Quy mô công ty khoảng 20 người, nhưng đạt được những thành quả đáng khâm phục về công nghệ học sâu và xây dựng kiến trúc mạng nơ-ron nhân tạo. Theo Kukharenko, phần khó khăn nhất nằm ở việc nhận dạng khuôn mặt để trở thành nền tảng chung cho nhiều công cụ.
Nhóm nghiên cứu đang làm việc chăm chỉ trong việc cải thiện thuật toán nhận dạng, xử lý một khuôn mặt trong thời gian nhanh nhất với ít nguồn lực hơn.
Các khuôn mặt đều được phân tích kỹ để tìm ra điểm riêng nhất
Ngay khi một khuôn mặt được quét, hệ thống sẽ tìm ra 80 yếu tố mang tính đặc trưng giúp đại diện chính xác nhất cho khuôn mặt. Trong thời gian này, thiết bị còn cố gắng xác định những yếu tố nào trên khuôn mặt sẽ không thay đổi theo thời gian, nghĩa là chúng giống nhau dù người đó ở độ tuổi nào, đeo mũ hay kính, có cạo râu hay không.
Bước cuối cùng, hệ thống sẽ đối chiếu những gì đã xây dựng với cơ sở dữ liệu hình ảnh nhằm tìm ra khuôn mặt giống với nguyên gốc nhất. NTechLab xây dựng kiến trúc riêng giúp đạt hiệu quả cao dù cơ sở dữ liệu tăng lên gấp mười lần, rút ngắn thời gian xử lý tới 1,5 lần.
Trước đó, công ty đã phát hành ứng dụng miễn phí Shazam, cho phép người dùng chụp ảnh rồi gửi đi để nhận diện. Hệ thống sẽ tìm kiếm trên mạng xã hội Vkontakte của Nga và tìm khuôn mặt giống nhất.
Cuộc đua trên thị trường công nghệ nhận diện khuôn mặt trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nhưng với những thành công mà NtechLab đạt được, người dùng chính là đối tượng được hưởng lợi sau cùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming