Google trên đà sản xuất đại trà kính Google Glass
Thay vì mức giá 1500 USD cho phiên bản Developer, Google đang bắt tay vào sản xuất đại trà Google Glass và hi vọng mức giá phù hợp để đến với người dùng phổ thông.
Theo thông tin từ hãng tin Reuters, Google vừa mua lại 6.3% cổ phần của công ty chuyên sản xuất chip và “màn hình” cho Google Glass. Himax Technologies với công ty con là Himax Display là đơn vị được Google tin tưởng đầu tư và trong tương lai, công ty Đài Loan này sẽ cung cấp linh kiện hiển thị cho Google Glass. Như vậy, gã khổng lồ công nghệ tỏ ra rất nghiêm túc trong việc thương mại hóa chiếc kính này và đang gấp rút chuẩn bị để tung ra phiên bản cho người dùng trong tương lai gần.
Chip xử lý và linh kiện LCoS tạo nên “màn hình” cho Google Glass.
Để hiển thị thông tin trên Google Glass, thành phần quan trọng đó là chip xử lý và module LcoS. Với việc đầu tư này, Himax cho biết sẽ giúp mở rộng quy mô và tăng khả năng sản xuất để chuẩn bị cho dây chuyển sản xuất LcoS. Về công nghệ LCoS (Liquid Crystal on Silicon), đây là công nghệ tái tạo hình ảnh vốn được sử dụng trong các máy chiếu cao cấp nhờ việc đưa ra hình ảnh độ phân giải siêu cao, độ tương phản và thể hiện màu đen tốt hơn so với các công nghệ khác.
Google Glass đang có những đối thủ cạnh tranh với mức giá hấp dẫn.
Nhận định chung, cả Google và Himax Display đều hài lòng với thương vụ trên. Dự kiến trong tương lai Google có thể nâng mức cổ phần của mình tại đây lên 14,8%. Tuy nhiên để Google Glass chính thức được tung ra thị trường thì sớm nhất cũng phải đến cuối năm nay. Trước đây chủ tịch Eric Schmidt đã cho biết phải mất đến 1 năm nữa thì phiên bản dành cho người tiêu dùng của Google Glass mới được bán ra.
Tham khảo: Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"