Google vừa có thêm một khách hàng mới đầy tiềm lực: Liên Hợp Quốc
Tiếp tục là một thành tựu và phát kiến khẳng định tầm quan trọng của Google đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển thế giới.
Theo nguồn tin từ một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc cho biết vào thứ Sáu vừa qua, công nghệ mới từ Google sẽ giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, nạn chặt phá rừng cũng như hậu quả của việc thiếu hụt lương thực. Đồng thời, họ cũng giới thiệu qua nền tảng online hoàn thiện của phát kiến trên.
Cụ thể, Open Foris, phần mềm sử dụng bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của LHQ (FAO), sẽ tận dụng những hình ảnh với độ phân giải sắc nét từ vệ tinh để điều hành và quản lý, hỗ trợ mọi hoạt động về biến đổi và khắc phục môi trường, đất đai và rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
"Chúng tôi có thể tạo ra những tấm bản đồ chiến lược này chỉ trong một tuần, điều mà lẽ ra phải mất đến 3 năm," Erik Lindquist, chuyên gia khoa học và quản lý rừng tạo FAO chia sẻ với Quỹ tài trợ Thomson Reuters.
"Thay vì mất công thu thập dữ liệu để phân tích, chúng ta chỉ cần dành thời gian tập trung vào tìm kiếm câu trả lời thích đáng nhất cho bài toán hiện nay, nhờ đó rút ngắn được rất nhiều quy trình không cần thiết," phát biểu thêm bởi Lindquist tại một hội nghị môi trường thế giới tại Rome.
Cho biết thêm bởi ông, ứng dụng này có thể được truy cập bởi bất kỳ ai, từ những công dân bình thường muốn góp công bảo vệ tài nguyên quý giá của thiên nhiên, cho đến những nhà khoa học hoặc các cơ quan chính phủ có nhiệm vụ đánh giá và khắc phục tình trạng ô nhiễm của từng khu vực nhất định.
"Còn rất nhiều nhược điểm tồn đọng liên quan đến các khu vực rừng của hành tinh, lượng rừng bị khai thác quá mức hoặc hậu quả của mật độ khí CO2 tăng cao. Nếu biết cách tận dụng các công nghệ khoa học tiên tiến một cách hiệu quả và hợp lý, chúng ta sẽ nắm rõ hơn về tình hình môi trường để từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời, tránh những hệ lụy tiêu cực đáng tiếc xảy ra."
Chương trình trên cũng có khả năng được phát triển và nâng cấp cho mục đích thăm dò, nghiên cứu nguồn nước tự nhiên hoặc thậm chí những địa điểm phù hợp cho các trại tị nạn dựa trên nguồn nguyên liệu cần thiết cho sinh hoạt ở khu vực lân cận.
Bên cạnh đó, đầu tháng này, Tổ chức y tế từ thiện Medecins Sans Frontieres đã tung ra ứng dụng MapSwipe, cũng sử dụng phương pháp liên quan đến các hình ảnh vệ tinh để đồng bộ với bản đồ địa phương, qua đó giúp đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng về hoạt động nhân đạo.
Tham khảo: venturebeat
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI